Thứ Tư, 24 tháng 12, 2008

THAM KHẢO MÔN KHCN


Vai trò của khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế xã hội
Khoa học được hiểu là hệ thống tri thức của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy với bản chất và quy luật vận động của chúng được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết định hướng hoạt động của con người. Còn công nghệ là sự ứng dụng, vật chất hóa các tri thức khoa học vào thực tiễn sản xuất và đời sống, đó là tập hợp các giải pháp, phương pháp, quy trình, kỹ năng, phương tiện kỹ thuật,… được sử dụng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ cụ thể.
Thuật ngữ khoa học và công nghệ là sự thể hiện, đồng hành gắn bó giữa lý luận, lý thuyết và thực tiễn, thực hành, giữa nghiên cứu và ứng dụng thực tế.
Đầu thế kỷ XX, loài người đã tích lũy được một kho tàng trí tuệ về khoa học và kỹ thuật đồ sộ. Karl-Marx (1818 - 1883) đã từng có một luận điểm nổi tiếng: “tri thức xã hội phổ biến (được hiểu là khoa học - TVK) đã chuyển hóa thành lực lượng sản xuất trực tiếp”. Tuy nhiên do điều kiện lịch sử lực lượng sản xuất phát triển không đồng đều, không dưới 80 - 90% dân số thế giới vẫn sống trong nghèo nàn lạc hậu.
Khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn mới hiện nay bắt đầu phát triển mạnh từ những năm 40 thế kỷ trước và đặc trưng rõ nét nhất từ khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên chinh phục không gian vũ trụ (1957) tiếp đó là con người bay vào vũ trụ, đặt chân lên mặt trăng, cũng như các công trình nghiên cứu vũ trụ khác đến nay hầu như là chuyện “hàng ngày”. Được sự kích thích và sự hỗ trợ của công nghệ vũ trụ, các ngành công nghệ mới, có tầm cao mới liên tiếp ra đời, đặc biệt là công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ năng lượng tái tạo,… với những phát minh kỳ diệu như lade (1967), truyền hình qua vệ tinh nhân tạo (1964), tổng hợp gien (1973), mạch tổ hợp cho (1965), máy tính điện tử, máy tính điện tử sinh học dựa trên cấu tạo bộ óc con người (1994), bộ vi xử lý (1971), rệp điện tử, máy gia tốc, v.v…
Có thể nói từ nửa cuổi thế kỷ XX, con người đã mở rộng them tầm nhìn, thực sự nối thêm cánh để bay và làm việc trong không gian bao la, đã làm cho không gian thu hẹp khoảng cách, con người xích lại gần gũi nhau hơn, cuộc sống tốt đẹp, sôi nổi hơn, khối óc, sâu rộng hơn, hiểu biết thế giới khách quan khám phá quá khứ lịch sử cũng như dự đoán tương lai xác thực hơn(1)…
Đến cuối thế kỷ XX, có thể khẳng định rằng nền sản xuất xã hội đang biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ cả về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động tạo nên một sự phát triển nhảy vọt, một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại sang một thời đại kinh tế mới (thường gọi là thời đại kinh tế tri thức) quá độ sang một nền văn minh mới (thường gọi là nền văn minh trí tuệ) mà nguyên nhân và động lực chính là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới (2) hình thành từ mấy chục năm qua.
Nói kinh tế tri thức tức là nói nền “kinh tế trong đó sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức đóng vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”(3).
Đặc điểm của kinh tế tri thức là vai trò ngày càng to lớn của những đổi mới liên tục về khoa học và công nghệ trong sản xuất và vai trò chủ đạo của thông tin và tri thức với tư cách là nguồn lực cơ bản tạo nên sự tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Các nhà nghiên cứu còn chỉ rõ, theo cấp độ tiến hóa của các nền văn minh nhân loại, có thể thấy quyền lực đang dịch chuyển từ sức mạnh của bạo lực, vũ khí, tiền bạc (thuộc hai nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp, sang sức mạnh của tri thức, trí tuệ. Trong nền văn minh mới này, quyền lực không còn phụ thuộc vào sức mạnh vật chất và của cải sẵn có trong tay mà chủ yếu phụ thuộc vào những nguồn tri thức nắm được. Tài nguyên tri thức - trí tuệ cơ bản khác với tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động ở chỗ khi sử dụng hoặc trao đổi đã không mất đi mà còn được bảo tồn hoặc có bổ sung phong phú thêm, trái lại chi phí cho việc sử dụng, trao đổi, phổ biến hầu như không đáng kể. Tri thức còn là thứ “của cải” mà bất cứ người nào, dân tộc nào, dù là yếu, nghèo nhất, nếu có quyết tâm học hỏi cũng đều có thể giành được, chiếm đoạt được.
Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ đã thực sự thúc đẩy sự gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người.
Khoa học và công nghệ đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm,… Nhiều sản phẩm mới ra đời phong phú, đa dạng, đa năng, mẫu mã đẹp, kích thước nhỏ nhẹ hơn. Chu kỳ sản xuất cũng được rút ngắn đáng kể.
Theo một số số liệu thống kê đáng tin cậy:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 1990 so 1982 tăng 28,5% - khối lượng thương mại thế giới tăng 57,9% (IMF 10/1990).
+ Trong 5 năm đầu thế kỷ XXI, GDP của thế giới tăng 40,5% (44 nghìn tỷ USSD/31,6 nghìn tỷ USD - Niên giám thống kê/ TCTK 2006).
+ Thế kỷ XVIII, một nước muốn công nghiệp hóa thường mất 100 năm. Đầu thế kỷ XX, còn khoảng 30 năm. Vào thập niên 70 - 80 rút xuống 20 năm. Thập niên 90 chỉ còn trên dưới 10 năm (4).
Quãng thời gian cần thiết để tăng gấp đôi GDP (Tổng sản phẩm quốc dân) theo đầu người đã được rút ngắn một cách ổn định. Nếu như Anh mất 58 năm (kể từ 1780), Mỹ 47 năm (từ 1839), Nhật 34 năm (kể từ 1880) thì từ sau Đại chiến thứ hai, cuộc cách mạng khoa học và công nghiệp lần thứ ba còn đẩy tốc độ này lên cao hơn như Brazin 18 năm, Indonesia 17 năm, Hàn Quốc 11 năm, Trung Quốc 10 năm(4).
Ở Việt Nam Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nền khoa học - kỹ thuật Việt Nam mới được hình thành và từng bước phát triển theo hướng hiện đại hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng phấn đấu đạt đến mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm phát triển khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực cuộc cách mạng kỹ thuật thời chiến, giành thắng lợi trong chiến tranh và xây dựng tiềm lực sẵn sàng tiến hành cuộc cách mạng khoa học trên quy mô lớn với trình độ cao sau khi kết thúc chiến tranh. Song do xuất phát điểm từ nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nên trình độ khoa học - công nghệ - kỹ thuật tuy có phát triển nhưng vẫn chậm chạp và thua kém so trình độ chung của các nước trong khu vực. Tỷ lệ ngành công nghiệp chế biến Việt Nam năm 1995 chiếm trong GDP là 15,0%, chỉ ngang mức của Hàn Quốc năm 1965, của Thái Lan 1970, Malaysia 1974, Indonesia 1985 (tỷ lệ giá trị tăng thêm của công nghiệp chế biến chiếm trong GDP cao hay thấp cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh khoa học công nghệ phát triển mạnh hay yếu).
Từ khi chúng ta bắt đầu sự nghiệp đổi mới và mở cửa và đặc biệt là từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (1996), nhận thức về vai trò của KHCN đã được nâng cao rõ nét và ngày càng khẳng định vai trò động lực của KHCN trong phát triển kinh tế. Phương châm phát triển kinh tế phải dựa vào KHCN và KHCN phải hướng vào xây dựng kinh tế. Đặc biệt trong trào lưu hội nhập quốc tế và khu vực, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức là chỉ có đổi mới công nghệ mới đủ sức cạnh tranh và tồn tại được trong nền kinh tế thị trường. Chủ trương đó đã thúc đẩy và tạo điều kiện các ngành các cấp, các tầng lớp tri thức, sinh viên, doanh nhân, kể cả nông dân, nghệ nhân, chủ trang trại,… nghiên cứu ứng dụng tri thức khoa học, kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ với tinh thần làm giàu cho mình, cho quê hương, cải thiện điều kiện lao động, mới có giá trị cao, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Doanh nghiệp đã trở thành chủ thể của đổi mới công nghệ, nhân tố quan trọng trong hệ thống đổi mới quốc gia.
Có những thành tựu KHCN nổi bật trong thời gian gần đây đã được đưa vào sản xuất đại trà mang lại hiệu quả cao. Điển hình như trong nông nghiệp đã có hàng chục loại giống lúa lai (nhất là lúa Việt lai 20, Việt lai 24), giống ngô lai, công nghệ chuyển đổi giới tính trước tiên là cá rô phi, cà mè vinh, lai tạo giống hoa mới, v.v... Trong công nghiệp và xây dựng: sản xuất xi măng giếng khoan chủng loại G, chế tạo chất nổ ANFO chịu nước có sức công phá lớn, máy cắt plasma - khí ga, xây dựng trạm thu vệ tinh NOAA, ứng dụng công nghệ đúc hẫng và đúc đẩy, thi công cầu dây văng,… Trong y tế: sản xuất một số vacxin (tả, viêm gan B thế hệ mới, viêm não Nhật Bản,…), thụ tinh trong ống nghiệm.
Đặc biệt công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông ta đã có những bước phát triển nhảy vọt và đạt trình độ cao, phục vụ ngày càng nhiều và có hiệu quả cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân.
Như vậy, có thể khẳng định là KH&CN nước ta, dù mới phát triển và không khỏi chập chững trong những bước đi ban đầu nhưng đã thực sự góp phần đáng kể vào đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt trong những năm gần đây. Điều đó được thể hiện qua kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế dưới đây:
- Tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định GDP tăng bình quân/năm thời kỳ 1996 - 2000 là 7,0%, thời kỳ 2001 - 2005 là 7,51%.
- Cả 3 khu vực kinh tế đều phát triển, trong đó công nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng khá cao (công nghiệp chế biến tăng 13,5%/năm). Nông nghiệp (kể cả lâm nghiệp và thủy sản) vào loại khá trên thế giới: Thời kỳ 1996 - 2000 tăng bình quân 5,7%/năm, 2001 - 2006 tăng 5,4%/năm. Năm 2005, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, thứ tư về cao su và thứ nhất về hạt điều. An ninh lương thực được giữ vững, chất lượng gạo xuất khẩu được nâng lên và đã đưa giá xuất khẩu xấp xỉ giá gạo của Thái Lan.
- Hàng hóa và dịch vụ chẳng những bảo đảm nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn tăng nhanh giá trị xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1996 - 2000 tăng bình quân/năm trên 21%, 2001-2005 tăng 17,5%.
- Tiềm lực khoa học và công nghệ nước ta được tăng cường một bước đáng kể. Hiện nay cả nước ta hiện có khoảng 2,4 triệu người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên, gần đây mỗi năm sinh viên ra trường trên dưới 200 nghìn người là lực lượng tiềm năng tham gia hoạt động KHCN.
Với nhịp độ tăng cao và khá ổn định về các chỉ tiêu kinh tế như hiện nay, trong điều kiện bình thường, Việt Nam có khả năng rút ngắn thời gian đạt mục tiêu cơ bản hoàn thành CNH - HĐH trước năm 2020.
Qua phân tích trên ta thấy ở đâu và khi nào khoa học và công nghệ cũng luôn là lực lượng sản xuất số một, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào có thể đánh giá tác động hay đánh giá sự đóng góp của KHCN đối với phát triển kinh tế trong một quốc gia hoặc một ngành nào đó luôn luôn là vẫn đề thời sự thu hút nhiều quốc gia, nhiều giới xã hội quan tâm trong thập niên qua.
Đo lường tác động của tiến bộ KHCN đối với phát triển kinh tế, chính là đánh giá định lượng sự đóng góp của tiến bộ KHCN, là xác định hiệu quả kinh tế và xã hội của đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển. Đây không chỉ là nội dung quan trọng để phân tích tác động của nó đối với phát triển kinh tế, mà còn cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế dài hạn, từng bước đưa hệ thống chỉ tiêu vĩ mô của niền kinh tế quốc dân vào khảo nghiệm trong thực tế.
Trên thế giới vấn đề đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ đã và đang được nhiều nước công nghiệp phát triển quan tâm, và các nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng đang cố gắng xây dựng phương pháp luận phù hợp với điều kiện của mình. Trong quá trình đổi mới hệ thống quản lý KHCN, nhiều tổ chức quốc tế và các nước công nghiệp phát triển, và đặc biệt trong những năm gần đây các nước XHCN (cũ) như Nga, Trung Quốc, v.v… rất quan tâm đến công tác đánh giá trong quản lý.
Ở Việt Nam, trong hướng dẫn xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển KHCN giai đoạn 1991 - 1996 đã đưa chỉ tiêu về sự đóng góp của KHCN đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng sau đó do không có sự chỉ đạo của các cơ quan hữu quan Nhà nước đối với nội dung nghiên cứu này, nên vấn đề này bị lãng quên.
Trong những năm gần đây, nhiều chính khách trong Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và nhiều nhà lãnh đạo các Bộ/Ngành đã phát biểu công khai đòi hỏi các nhà khoa học và các nhà quản lý phải nhanh chóng đưa ra phương pháp tính toán và đánh giá sự đóng góp của tiến bộ KHCN đối với tăng trưởng kinh tế. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính thống, dù chỉ là những nét phác thảo và tư tưởng chỉ đạo ban đầu.
Sổ tay Báo cáo viên về Đại hội IX trang 32 (Hà Nội năm 2001) đã chỉ rõ khoa học và công nghệ một khi trong hiện thực đã “trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” đặt ra sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê về KH&CN ngày càng hoàn chỉnh, có trình độ phản ánh nhanh nhậy cao nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo “nền kinh tế phát triển với nhịp độ nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.
Thực tế ở nước ta chưa có hệ thống chỉ tiêu này, mặc dù đã có một số các chỉ tiêu thống kê về tiềm lực khoa học và công nghệ cũng như về hoạt động KH & CN. Những chỉ tiêu trên được thu thập thiếu tính hệ thống, hơn nữa mới chỉ phản ánh được những yếu tố “vật chất” như vốn, lao động và hoạt động khoa học và công nghệ ở một thời điểm nhất định, chưa thường xuyên bao quát toàn xã hội. Vì vậy tác dụng thúc đẩy sự tăng cường chỉ đạo, quản lý phát triển kinh tế nói chung và phát triển khoa học và công nghệ còn bị hạn chế.
Vấn đề hiện nay là tiếp tục hoàn chỉnh những chỉ tiêu thống kê khoa học và công nghệ đã có đồng thời phải sớm xác định được những chỉ tiêu định hướng được vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế (tức là phần cống hiến, phần hiệu suất của khoa học và công nghệ trong độ tăng trưởng kinh tế).
Đây là vấn đề khá phức tạp, khó khăn hơn nhiều bởi lẽ “tiến bộ khoa học” thường tiềm ẩn (nằm gọn) trong máy móc (tư bản) trong “trí tuệ” của lao động, không dễ tách bóc ra khỏi tư bản và lao động để đánh giá, thống kê, định lượng.
Đương nhiên do yêu cầu của cuộc sống cần phải sớm nghiên cứu đề xuất một hệ thống chỉ tiêu khoa học và công nghệ hợp lý, thực thi cao cùng phương pháp tính toán các chỉ tiêu đó phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tiếp cận thống kê khoa học và công nghệ quốc tế và qua thực nghiệm, thực hành, tích lũy kinh nghiệm sẽ điều chỉnh, bổ sung ngày càng hoàn chỉnh.
(1) Tháng 4/1992 vệ tinh nhân tạo Cobe (người thám hiểm nền vũ trụ) truyền về trái đất hình ảnh vũ trụ khi mới hình thành sau vụ nổ Big Bang cách đây khoảng 15 tỷ năm. Các nhà khoa học hy vọng trên các máy gia tốc năng lượng lớn có thể tái tạo lại sự ra đời của vũ trụ (Almanach những nền văn minh thế giới - NXB Văn hóa - Thông tin, 1997, trang 1932).
(2)Còn gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ ba, động lực chính là khoa học và công nghệ, hình thành từ giữa thế kỷ XX (cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần 1 (thế kỷ 18) bắt nguồn từ giai đoạn thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ giới. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần 2 (thế kỷ 19) tiêu biểu là sản xuất điện năng và nền sản xuất đại cơ giới.Ghi chú:
(3) Sổ tay Báo cáo viên về Đại hội IX Đảng CSVN. Trung tâm thông tin công tác tư tưởng/Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương - 2001.
(4) Almanach những nền văn minh thế giới 1997 (trang 1943).
PGS.TS Tăng Văn Khiên

Khoa h ọc c ông ngh e
Khoa học và công nghệ (KH&CN) là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã khẳng định vị trí then chốt của KH&CN trong cuộc sống con người. KH&CN được xem là thước đo về sự phát triển của mỗi quốc gia. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã luôn luôn coi trọng vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của đất nước trong mỗi thời kỳ. Trong thời kỳ cách mạng trước đây, chúng ta đã tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng về khoa học kỹ thuật, cách mạng về tư tưởng văn hóa, trong đó cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật là then chốt. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã khẳng định vai trò KH&CN là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) của nước nhà.
Xác định được vai trò, vị trí của KH&CN, trong suốt 40 năm qua, Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An luôn luôn quan tâm đến các hoạt động KH&CN của tỉnh nhà và có sự tập trung chỉ đạo đúng mức đến việc nghiên cứu và ứng dụng KH&CN nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực trên mọi mặt sản xuất và đời sống, thúc đẩy sự phát triển KT-XH của tỉnh, tận dụng tiềm năng to lớn về tài nguyên cũng như về con người xứ Nghệ hiếu học, thông minh cần cù, chịu khó.
Có thể nói rằng, trong suốt thời gian qua Tỉnh ủy và UBND tỉnh Nghệ An đã có sự đầu tư lớn cho các hoạt động KH&CN cả về chủ trương chính sách cũng như về cơ sở vật chất nhằm thức dậy tiềm năng to lớn của tỉnh, phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH, giữ vững an ninh quốc phòng. Tỉnh ủy và UBND tỉnh Nghệ An đã xác định được các định hướng trong từng lĩnh vực cụ thể; và theo hướng chủ đạo là nghiên cứu ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống nhằm tạo ra được sản phẩm đạt năng suất và chất lượng. Việc nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, nhất là việc nghiên cứu ứng dụng thành công các giống cây trồng, vật nuôi và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ góp phần tạo sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp của Nghệ An trong những năm gần đây. Thành tựu đạt 80 vạn tấn lương thực/năm trong những năm gần đây có sự đóng góp to lớn của khoa học nông nghiệp, đã đưa Nghệ An từ một tỉnh thiếu lương thực trầm trọng thành một tỉnh có đủ lương thực để ăn và còn dành một phần cho xuất khẩu. Một số nông phẩm khác như lạc, cà phê, vừng, cam... cũng đang dần dần chiếm vị trí trên thị trường trong nước và khu vực. Một số sản phẩm công nghiệp đã có vị trí ổn định trên thị trường trong nước và quốc tế như hàng dệt kim, thủy sản đông lạnh, đường kính trắng, xi măng v.v... tất cả đều thể hiện rõ vai trò của KH&CN trong sản xuất. Lĩnh vực khoa học tự nhiên đã tập trung vào công tác điều tra, nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên môi trường. Các kết quả nghiên cứu đã góp phần cung cấp các cứ liệu khoa học cho việc hoạch định chiến lược, qui hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH trong từng giai đọan của tỉnh. Các hoạt động khoa học xã hội và nhân văn đi sâu nghiên cứu các vấn đề xã hội có tính thiết thực, tạo điều kiện để bạn bè trong nước và quốc tế có thể hiểu biết sâu hơn về quê hương Nghệ An với bản sắc riêng của con người xứ Nghệ trong lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như khả năng vươn lên trong giai đoạn đổi mới đất nước.
Công tác xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN của tỉnh Nghệ An đã có những chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động của các cơ quan nghiên cứu triển khai và các hoạt động quản lý Nhà nước về KH&CN đã được đầu tư đáng kể tạo thuận lợi cho những hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học ngày càng phát triển ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng sản phẩm, công tác bảo vệ môi trường và thông tin KH&CN đã góp phần thiết thực tạo động lực cho sự phát triển KT-XH của tỉnh.
Nghiêm túc nhìn nhận lại quá trình phát triển của ngành KH,CN&MT tỉnh Nghệ An, chúng ta cũng cần phải thấy hết những tồn tại yếu kém mà trong thời gian tới cần phải nỗ lực khắc phục. Đó là các tiến bộ KH&CN áp dụng có hiệu quả vào sản xuất chưa nhiều; công tác quản lý Nhà nước về KH&CN chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Nhiều vấn đề rất thiết thực mà chúng ta vẫn chưa làm được như việc xác định bộ giống cây, con có năng suất, chất lượng và ổn định cho từng mùa, từng vùng sinh thái; việc phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật cho nông dân chưa đạt yêu cầu đặt ra; chất lượng sản phẩm công nghiệp chủ yếu chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường; nguy cơ ô nhiễm môi trường vẫn còn là mối lo ngại thường nhật của người dân và các cấp chính quyền. Một điều đáng lo hơn nữa là đội ngũ cán bộ về KH&CN còn bất cập về kiến thức và năng lực thực tiễn trước yêu cầu hiện nay, đặc biệt là thiếu các cán bộ KH&CN đầu ngành, các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực KH,CN&MT, thiếu một số cơ chế thu hút nhân tài trong khi có nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia giỏi của tỉnh đang công tác ở nhiều nơi khác.
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển KT-XH trong những năm tới, hoạt động KH,CN&MT của tỉnh Nghệ An cần tập trung giải quyết những vấn đề sau đây:
1. Công tác nghiên cứu triển khai cần tập trung theo hướng nghiên cứu ứng dụng nhanh các tiến bộ KH&CN vào sản xuất. Trong đó chú trọng nghiên cứu ứng dụng các giống cây, giống con tiến bộ vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, ứng dụng các công nghệ mới vào các lĩnh vực chế biến và bảo quản nông sản; tiếp tục nghiên cứu để cải tiến và đổi mới công nghệ trong sản xuất công nghiệp, đổi mới thiết bị, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới để tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng công nghiệp Nghệ An; nghiên cứu ứng dụng các công nghệ trong xử lý ô nhiễm môi trường và các giải pháp đảm bảo nước sạch cho nhân dân. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cần tập trung nghiên cứu các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH, các giải pháp phát triển tiềm lực KH&CN. Đồng thời, ngành KH,CN&MT Nghệ An cần sớm nghiên cứu và chuẩn bị đủ các điều kiện để tiếp nhận công nghệ, thiết bị y tế, giáo dục tiên tiến phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, đào tạo bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho chiến luợc phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta. Hoạt động KH&CN phải gắn bó với các hoạt động của sản xuất, nghiên cứu khoa học ứng dụng theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp...
2. Công tác quản lý KH&CN phải hướng vào việc đánh giá trình độ công nghệ và xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả đổi mới công nghệ trong một số lĩnh vực công nghiệp được ưu tiên phát triển. Trong lĩnh vực khoa học quản lý KT-XH, hướng tới sự đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực nghiên cứu về đổi mới quản lý KT-XH để tạo ra được cơ chế chính sách mới theo hướng mở cửa và thông thoáng để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài đồng thời phát huy hết nội lực của mình. Hướng ưu tiên chính là phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Công tác quản lý môi trường phải nâng cao chất lượng thẩm định, đánh giá tác động môi trường và an toàn môi trường của các dự án đầu tư; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường; chú trọng công tác giáo dục, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân về công tác bảo vệ môi trừơng. Công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng sản phẩm hàng hóa cũng là một lĩnh vực quan trọng đòi hỏi có sự quản lý chặt chẽ: áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo ISO 9000 vào các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của các mặt hàng công nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa để hạn chế tình trạng kém chất lượng, hàng giả và cân đong sai lệch trong lưu thông trên thị trường làm giảm lòng tin, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và nhà sản xuất.
3. Đẩy mạnh hoạt động thông tin KH&CN nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu thông tin cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh và phổ biến các kiến thức cần thiết về khoa học, kỹ thuật cho quần chúng nhân dân, thực sự đưa KH&CN đi vào đời sống.
4. Một vấn đề quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành KH,CN&MT tỉnh Nghệ An là làm thế nào để có được một chính sách thu hút nhân tài. Việc thiếu các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia giỏi là điều khó chấp nhận trong khi quê hương Nghệ An là chiếc nôi sinh ra nhiều nhân tài ở các lĩnh vực khoa học. Đó phải chăng là do chúng ta chưa có các trung tâm nghiên cứu khoa học, chưa tạo ra được một môi trường lành mạnh thông thoáng cho khoa học phát triển, chưa có đất dụng võ cho con em của mình phát huy tài năng và trí tuệ. Đó là một vấn đề mà KH,CN&MT Nghệ An phải trăn trở nghiên cứu, đề xuất được các giải pháp tích cực để làm sao trong tương lai, Nghệ An phải sử dụng và phát huy được tiềm năng hiện có mà trước hết là tiềm năng lao động, trí tuệ, thu hút được nhiều nhân tài hướng về phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trên nguyên tắc thu hút đóng góp chất xám là chính.
Thế kỷ 21 chắc chắn sẽ là thế kỷ của KH&CN, thế kỷ tin học. Cùng với các nhà quản lý, các nhà kinh tế, giới trí thức của Nghệ An phải cố gắng hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu đưa Nghệ An trở thành tỉnh giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh, có cuộc sống văn minh.
Khoa học công nghệ - động lực cho phát triển kinh tế bền vững
Mô hình vệ tinhV inasat I
Khoa học và công nghệ (KH&CN) ngày càng khẳng định vai trò là động lực cho phát triển kinh tế bền vững. Chính phủ các nước đều gia tăng sự quan tâm của mình cho xây dựng năng lực KH&CN quốc gia.

Nhận thức được tầm quan trọng của trình độ và năng lực KH&CN trong sự phát triển một quốc gia là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế, nhiều nước thuộc khối Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã hướng chính sách phát KH&CN của mình vào việc ứng dụng nhanh chóng những đổi mới công nghệ, cũng như tận dụng có hiệu quả những thành tựu mới nhất của KH&CN trong các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, vv… Nhờ vậy, các nước này đã đẩy nhanh được sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế quốc gia và quốc tế.
Sự thay đổi trong môi trường kinh doanh - thay đổi về công nghệ, cạnh tranh và toàn cầu hoá - đều đang là động cơ thúc đẩy việc cấu trúc lại các quy trình nghiên cứu phát triển trong khu vực doanh nghiệp. Sự cạnh tranh ngày càng tăng đã rút ngắn các chu kỳ vòng đời sản phẩm ở nhiều nước công nghiệp và những tiến bộ về KH&CN đã mang lại cho các doanh nghiệp mới nhiều cơ hội. Đáp lại, các hãng và công ty đang gắn kết các chương trình nghiên cứu phát triển (NCPT) của mình mật thiết hơn nữa với những nhu cầu kinh doanh của công ty và tận dụng ngày càng nhiều hơn các công nghệ đã được triển khai tại các hãng, công ty khác, cũng như tại các trường đại học và các phòng thí nghiệm của Nhà nước.
Việt Nam cũng không là ngoại lệ, được sự quan tâm và tạo điều kiện của Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan khoa học, các doanh nghiệp trong nước đã vươn lên làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến. Tiêu biểu như ngành công nghiệp đóng tàu, từ chỗ phải hoàn toàn nhập ngoại, ngày nay đã tiến lên làm chủ công nghệ đóng tàu cỡ lớn, chiếm lĩnh các thị trường của khu vực, đóng được tầu 53.000 tấn và vươn tới 100.000 tấn.
Các nhà khoa học ngành điện đã chủ động sửa chữa và tiến tới sản xuất máy biến thế 500KV, cải tạo thay thế và tự động hoá được dây chuyền sản xuất của thủy điện Hoà Bình, thắng thầu trong các cuộc đấu thầu quốc tế.Các chuyên gia Việt Nam cũng đã thắng thầu trong cuộc đấu thầu quốc tế về thiết kế và tự động hoá các dây chuyền sản xuất bia, sữa cũng như nhiều công trình trong thiết kế thi công giao thông vận tải.
Đương nhiên, đó mới chỉ là những tiến bộ bước đầu tạo tiền đề cho các đổi mới tiếp theo. Để tạo điều kiện cho KHCN phục vụ sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, theo các chuyên gia, Nhà nước cần không ngừng đổi mới cơ chế chính sách, các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ cần được cơ cấu lại nhằm khuyến khích các mối liên hệ của họ với ngành công nghiệp. Về NCPT cần tăng phần cho khu vực kinh doanh thực hiện. Những ưu tiên KH&CN trong tương lai là thúc đẩy việc cập nhật công nghệ cho ngành công nghiệp, tăng cường khả năng đổi mới KH&CN.
Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ cần thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trong khu vực kinh doanh và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, cải cách mạnh hơn nữa hệ thống KH&CN, đánh giá sự phân chia các nguồn lực dành cho NCPT và tăng việc tài trợ kinh phí cho NCPT.
Hoạt động hỗ trợ NCPT bên cạnh việc tập trung vào yêu cầu của các ngành cụ thể, thì một số hoạt động hỗ trợ khác lại tập trung vào các vấn đề liên ngành, chẳng hạn như vật liệu và CNTT.
Bên cạnh đó, cần có kế hoạch về các sản phẩm mới chủ chốt của quốc gia. Kế hoạch này được hướng dẫn bởi chính sách KHCN và kinh tế vĩ mô của đất nước, chủ yếu là lựa chọn và hỗ trợ một nhóm các dự án sản xuất mới và có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế, có các đặc điểm đổi mới mạnh mẽ và những nỗ lực lớn để điều chỉnh cơ cấu công nghiệp, thúc đẩy nghiên cứu khoa học và sản xuất, liên kết khoa học và liên kết kinh tế để nâng cao mức tiến bộ khoa học và năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu khoa học.
Xây dựng kế hoạch thúc đẩy thành tựu KH&CN then chốt của quốc gia. Nguyên tắc đặt ra là tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi, tổ chức và quy hoạch một số lượng lớn của thành tựu KH tiên tiến, chín muồi và phù hợp để tấn công vào mặt trận chính của xây dựng kinh tế, để tạo ra lợi ích rộng, thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu công nghiệp và tiến bộ công nghệ công nghiệp, đặc biệt là hoàn thiện công nghệ của các ngành nghề truyền thống; thành lập một nhóm nghiên cứu công nghệ và trung tâm xúc tiến KH&CN; các dự án thử nghiệm về xúc tiến và các thành tựu KH&CN, ươm tạo và thành lập hệ thống xúc tiến thành tựu khoa học và hệ thống điều hành thích hợp với nền kinh tế thị trường XHCN.
Thành lập trung tâm công nghệ công trình quốc gia. Trung tâm này được định hướng bởi thị trường, nhằm giải quyết các công nghệ then chốt, các công nghệ phụ trợ và các vấn đề khác liên quan đến quy trình biến KH&CN thành lực lượng sản xuất thông qua việc kiến tạo NCPT vươn tới các thành tựu khoa học, đẩy mạnh các mối liên kết trung gian trong việc chuyển các thành tựu khoa học vào thực tiễn sản xuất. Việc thành lập trung tâm công nghệ công trình chủ yếu là để phát triển công nghệ hỗ trợ có khả năng thích ứng với nền sản xuất kinh tế quy mô lớn và thực hiện việc kiến tạo và tích hợp hệ thống đối với công nghệ, phát triển hệ thống vận hành mới có quan hệ mật thiết và khuyến khích mối tương tác lẫn nhau giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất, nâng cao khả năng tự lực phát triển và khả năng cạnh tranh thị trường của nền công nghiệp./.
PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển
C âu 3: C ông c ụ qu ản l ý NN v ê2 m ôi tr ư ơ2ng
Quản lý nhà nước bằng pháp luật và áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
1. Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật để bảo vệ môi trường.
- Xây dựng và phát triển hệ thống quản lý môi trường từ thành phố đến phường xã, đảm bảo không chồng chéo nhiệm vụ của nhiều cấp, nhiều ngành và đơn vị trong quản lý môi trường đối với mọi mặt hoạt động của xã hội.
- Tăng cường năng lực quản lý và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của hệ thống quản lý môi trường của Thành phố, đặc biệt là phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường. Kiện toàn bộ máy và thành lập các bộ phận thanh tra môi trường ở cấp quận/huyện, phường/xã, tăng cường đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và kinh phí phục vụ các hoạt động thanh tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường.
- Hiệu lực thi hành pháp luật trong đó có pháp luật về bảo vệ môi trường của Hải Phòng hiện nay nhìn chung còn yếu. Trong giai đoạn tới cần phải nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Một mặt nâng cao ý thức chấp hành luật của công dân, mặt khác tăng cường việc giám sát, quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thi hành pháp luật.
- Tăng cường pháp chế về môi trường bao gồm việc phải hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của thành phố theo hướng quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, có chế tài cụ thể cho trường hợp vi phạm. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra, triển khai thường xuyên định kỳ, đột xuất các đợt thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm bảo đảm Luật Bảo vệ môi trường được thực hiện nghiêm chỉnh.
- Tăng cường năng lực quan trắc môi trường của thành phố; dành nguồn kinh phí thích hợp để duy trì các hoạt động quan trắc môi trường; thiết lập cơ chế chia sẻ, trao đổi thông tin giữa Hải Phòng với hệ thống quan trắc quốc gia, với các cơ quan quản lý và các cơ quan nghiên cứu về môi trường nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về thực trạng và diễn biến chất lượng môi trường thành phố, phục vụ quản lý môi trường và phát triển kinh tế xã hội.
2. Đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.
Công cụ kinh tế là các giải pháp quản lý môi trường vĩ mô trong nền kinh tế thị trường, được sử dụng bên cạnh các biện pháp hành chính và các biện pháp tuyên truyền, giáo dục với mục đích nhằm nâng cao pháp chế trong lĩnh vực môi trường. Trước mắt Hải Phòng phải tập trung chỉ đạo thực hiện tốt việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định 67/2002/NĐ-CP, coi đây là một công cụ kinh tế hữu hiệu để quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.
3. Giải quyết hài hoà giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc và bảo vệ môi trường.
Thực hiện việc lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cấp thành phố, ngành và các quận, huyện, thị xã thông qua thực hiện đánh giá tác động môi trường chiến lược, xây dựng quy hoạch môi trường và tổ chức thực hiện song song với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội; xác lập cơ chế cung cấp tài chính dài hạn và hàng năm với quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
QLNN VÊ 2 MÔ I TRƯ Ơ 2NG
(ĐCSVN) - Mặc dầu đã có nhiều cố gắng, nhưng khách quan mà nhận xét, quản lý Nhà nước về môi trường ở nước ta vẫn còn nhiều yếu kém và bất cập…Do vậy tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường ở nước ta ngày càng trầm trọng, thậm chí có nơi, có lúc, có lĩnh vực đã và đang báo động lớn. Nó đang là một trong những trở ngại cho sự phát triển bền vững của đất nước. Ô nhiễm môi trường diễn ra ở tất cả các mặt của đời sống kinh tế- xã hôị, ở nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và nông nghiệp, ở tất cả các khu vực thành thị, nông thôn, miền núi, miền biển…ở tất cả các lĩnh vực môi trường như: môi trường khí khói bụi, môi trường nước mặt và nước ngầm, môi trường đất, môi trường chất thải rắn… Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, có nguyên nhân khách quan, có nguyên nhân chủ quan, nhưng suy cho cùng có hai nguyên nhân cơ bản là: Nhận thức của người dân chưa đầy đủ và năng lực quản lý của Nhà nước về môi trường còn nhiều yếu kém, bất cập… Những năm qua, bên cạnh việc hoạch định các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, Nhà nước ta đã kịp thời xây dựng nhiều chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường. Bên cạnh Luật bảo vệ môi trường, còn có nhiều bộ luật khác liên quan hỗ trợ cho việc bảo vệ môi trường như: Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật khoáng sản, Luật đất đai, Luật tài nguyên nước, Luật khoa học và công nghệ, Luật dân sự, Luật hình sự… Theo thống kê của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường trước đây nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến nay các cơ quan có thẩm quyền ở nước ta đã ban hành gần 600 văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường. …Chính phủ và các bộ ngành, địa phương hàng năm đều có kế hoạch bảo vệ môi trường như: Đầu tư ngân sách, nhân lực cho các hoạt động bảo vệ môi trường, thường xuyên quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường, tiến hành thanh tra nhà nước về môi trường, mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, không ngừng giáo dục và nâng cao nhận thức cho toàn dân về bảo vệ môi trường, phát động, các phong trào, các chương trình quốc gia về bảo vệ môi trường…Măc dầu vậy, khách quan mà nói chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường vẫn chưa được phát huy đầy đủ. Sự yếu kém trong quản lý Nhà nước về môi trường bộc lộ rõ ở các vấn đề sau: Khi hoạch định các chương trình, dự án phát triển chưa coi trọng yếu tố bảo vệ môi trường ngang cấp quan hệ với phát triển kinh tế. Quản lý pháp luật về môi trường còn chưa nghiêm. Chưa coi trọng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, chưa huy động hết các lực lượng xã hội tham gia cùng Nhà nước vào các hoạt động quản lý môi trường, nhất là các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cộng đồng dân cư…Hệ thống cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường còn thiếu và chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong quản lý môi trường, đó là chưa kể đến có tình trạng cán bộ thiếu trách nhiệm, có biểu hiện tiêu cực trong công tác...Hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường còn chưa đồng bộ, toàn diện… Trên nền tảng phân tích tình hình như trên, căn cứ vào các quan điểm và mục tiêu phát triển của Đảng ta, căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của bộ máy Nhà nước do Hiến pháp quy định, nhằm góp phần nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về môi trường chúng ta cần làm tốt hơn nữa một số vấn đề như sau: Một là: Cần nâng cao nhận thức cho toàn dân, nhất là các cấp lãnh đạo từ trung ương xuống địa phương về tầm quan trọng, ích lợi lâu dài của vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường không chỉ xuất phát từ thực tiễn mà thực sự còn là sự thôi thúc phát triển của trí tuệ và đạo đức của tất cả chúng ta. Xây dựng tư tưởng phát triển bền vững, phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ môi trường. Kiên quyết loại bỏ tư tưởng “ phát triển kinh tế trước, giải quyết môi trường sau”, “ Phát triển kinh tế bằng mọi giá”. Xây dựng sự đồng thuận và quyết tâm của toàn xã hội trong sự nghiệp bảo vệ môi trường. Cần sớm đưa các kiến thức về bảo vệ môi trường vào giảng dậy ở tất cả các cấp học từ mẫu giáo đến đại học. Hai là: Trong tất cả các quyết sách phát triển, các chương trình và dự án cần phải khẳng định rõ các ưu tiên về bảo vệ môi trường. Chính phủ và chính quyền các cấp cần nhanh chóng hoàn thiện việc gắn quy hoạch phát triển kinh tế –xã hội với quy hoạch về môi trường. Ba là: Mặc dầu đã được chỉnh sửa nhiều lần nhưng đến nay, Luật bảo vệ môi trường của nước ta vẫn chưa phù hợp với thực tiễn phát triển, thiếu đồng bộ, chưa cụ thể, tính hiệu lực, hiệu quả và nghiêm minh chưa cao, chưa khuyến khích và huy động được các lực lượng xã hội tham gia vào sự nghiệp bảo vệ môi trường…Việc hướng dẫn thi hành các điều khoản cụ thể trong luật, có liên quan đến từng lĩnh vực quản lý của từng bộ ngành đến nay vẫn còn bỏ ngỏ…Bởi vậy Quốc hội, cần tiếp tục xem xét sửa đổi bộ luật này theo tinh thần bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Cần coi trọng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, các chế tài về khen thưởng và xử phạt đều phải căn cứ từ hiệu quả kinh tế. Cần bổ sung thêm các điều làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp và người dân trong bảo vệ môi trường, khuyến khích toàn xã hội tham gia bảo vệ môi trường… Bốn là: Trong điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp cần có kế hoach, phân công , phân cấp cụ thể, bao quát toàn diện các hoạt động về quản lý môi trường. Cần tổ chức thi hành đúng, nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác quan trắc, đánh giá, kiểm soát, kiểm tra, thanh tra về môi trường trong phạm vi toàn quốc, đặc biệt ở các khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung, đô thị, khu giáp ranh giữa các vùng dân cư…Trứớc mắt Chính phủ cần có các biện pháp quyết liệt nhằm ưu tiên cải thiện nhanh chóng các dòng sông bị ô nhiễm, cải thiện môi trường sống ở các khu công nghiệp, cải thiện không khí ở các đô thị lớn, nhất là các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…hạn chế tình trạng rừng bị tàn phá và sự sụt lở của các dòng sông... Năm là: Có chính sách và tạo điều kiện huy động các nhà khoa học, cũng như toàn xã hội tích cực tham gia vào các hoạt đông nghiên cứu và bảo vệ môi trường. Phát huy vai trò tham vấn, tư vấn, phản biện của các tổ chức khoa học, của các nhà khoa học về bảo vệ môi trường…
Xuân Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét