Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2009

XÂY DỰNG ĐẢNG

CÂU HỎI

Câu 1: “Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động của dân tộc” (Điều lệ ĐCS Việt Nam, nxb CTQG 1996, tr4).

Đ/c hãy phân tích khẳng định trên của đảng về giai cấp công nhân. Y nghĩa của vấn đề đối với phương hướng gìn giữ và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Câu 2: “ĐCS Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ” (điều lệ ĐCS Việt Nam- nxb CTQG 1996-tr15). Đ/c hãy phân tích khẳng định trên của Đảng. Để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ hiện nay cần làm gì?

Câu 3: Đ/c hãy phân tích nội dung đặc điểm Đảng cầm quyền, ý nghĩa của việc nghiên cứu Đảng cầm quyền./.

Câu 4: Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công (Hồ Chí Minh toàn tập – tập 11, NXB CTQG 1996, trang 154)

Câu 5: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” (Hồ Chí Minh toàn tập – tập 10, NXB ST 1989, trang 142). Hãy phân tích nội dung tư tưởng câu nói trên của Hồ Chủ Tịch về vị trí, tầm quan trọng của tổ chức cơ sở Đảng: ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đối với yêu cầu tiếp tục đổi mới chỉnh đốn tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương, đơn vị.

Câu 6: Cần động viên mọi tiềm năng sáng tạo, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đồng chí hãy phân tích khẳng định trên của Đảng, ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đối với yêu cầu đổi mới nội dung công tác quần chúng của Đảng, đáp ứng giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 7: Đánh giá thực trạng đội ngũ đảng viên hiện nay và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đảng viên trong thời kỳ mới của cách mạng. Liên hệ thực tế ở địa phương và cơ sở.

Câu 8: Công tác kiểm tra có vị trí cực ký quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Dùng lý luận và thực tiễn là rõ khẳng định trên của Đảng. Đề xuất giải pháp tăng cường công tác kiểm tra đáp ứng thời ký mới của cách mạng, liên hệ địa phương và cơ sở.

Câu 9: Đổi mới phong cách làm việc của người lãnh đạo.

Câu 10: Đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng.

ĐÁP ÁN

Câu 1: “Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động của dân tộc” (Điều lệ ĐCS Việt Nam, nxb CTQG 1996, tr4). Đ/c hãy phân tích khẳng định trên của đảng về giai cấp công nhân. Y nghĩa của vấn đề đối với phương hướng gìn giữ và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Chúng ta biết rằng, ĐCS là chính đảng của giai cấp công nhân, ĐCS ra đời gắn liền với vai trò vị trí và sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân. Về bản chất mà nói từ chính đảng cũng là của một tổ chức chính đảng mang tính chất giai cấp rõ rệt không có chính đảng phi giai cấp, siêu giai cấp không có tính đảng của toàn dân.

Trên thế giới, ĐCS ra đời là kết quả của sự kết hợp CN Mác-lênin với phong trào công nhân. Riêng với điều kiện Việt Nam đảng ra đời là sự kết hợp CN Mác-lênin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước.

Điều lệ ĐCS Việt Nam nêu: “đảng viên ĐCS Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam suốt đời phấn đấu cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân. Chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh ctrị, diều lệ đảng, các nghị quyết của đảng và pháp luật của Nhà nước, có lao động không bốc lột, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có đạo đức và lối sống lành mạnh gắn bó mật thiết với nhân dân, phục tùng tổ chức kỷ luật của đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong đảng …

Từ ngày thành lập ĐCS đến nay, đảng ta luôn xác định là đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu có tổ chức và là tổ chức cao nhất của công nhân Việt Nam. Quá trình xây dựng đảng, đảng ta luôn phấn đấu không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân của đảng.

Khẳng định đảng là của giai cấp công nhân có ý nghĩa là khẳng định lập trường của giai cấp công nhân, giai cấp gắn liền với sản xuất đại công nghiệp, tiêu biểu cho xu thế phát triển của thời đại. Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng là CN Mác-lênin, vì đấy là lý luận tiên phong, vũ khí tư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp công nhân, giai cấp phong kiến và giai cấp sản.

Lênin chỉ rằng: “chỉ có đảng nào có được lý luận tiên phong hướng dẫn thì mnơ1i có khả năng làm tròn vai trò người chiến sĩ tiên phong” cho nên, khẳng định lập trường của đảng ta là lập trường của giai cấp công nhân cũng có nghĩa khẳng định là lập trường của CN Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hành động của đảng.

Đảng là một bộ phận của giai cấp nhưng phải phân biệt đảng với giai cấp , theo lênin: “đảng là đội tiên phong chính trị, là đội ngũ có t/chức, t/chức chặt chẽ nhất, có giác ngộ nhất, đảng người đủ yếu tố tự giác nhất vào phong trào công nhân, là người xác định hướng chính trị và là người giáo dục động viên, t/chức cho giai cấp hành động cách mạng” – lênin chỉ rằng: “không đảng lẫn lộn đảng tức là đội tiên phong của giai cấp công nhân với toàn bộ giai cấp…”

* Sự khẳng định đấy của đảng về bản chất của giai cấp công nhân:

Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động sản xuất ra của cải vật chất trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ kỹ thuật đại công nghiệp ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển của xã hội.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: ‘ thủ tiêu chế độ tư bản và tiền TBCN, xóa bỏ áp bức bóc lột, giải phóng mình đồng thời giải phóng nhân loại…, đó là nội dung cơ bản, bao trùm của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.

Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân:

+ Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, có tính tổ chức, kỷ luật cao.

+ Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để. Tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân thể hiện nét ở chỗ nó được vũ trang bởi hệ tư tưởng tiên tiến là học thuyết Mác – lênin, được đội ngũ tiên phong của nó là ĐCS lãnh đạo.

+ Giai cấp công nhân là giai cấp có bản chất quốc tế.

Giai cấp công nhân Việt Nam:

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ những năm đầu của thế kỷ XX, nhưng sớm trở thành lực lượng chính trị – xã hội độc lập, thống nhất cả về tư tưởng và tổ chức, do đó sớm giữ được vị trí lảnh đạo cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam. Được như vậy là do giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ một nước thuộc địa ½ pk, bị ba tầng bóc lột và kế thừa truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam sớm thành lập được chính đảng của mình để lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với phát triển đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới.

Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân tự tổ chức ra chính đảng của mình.

Ngay từ khi ra đời, giai cấp công nhân đã tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản.

Cuộc đấu tranh đã trải qua giai đoạn từ thấp đến cao, phát triển nhảy vọt về chất, từ tự phát lên tự giác, là sự thâm nhập chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân.

Ơ nước ta, sự ra đời chính đảng của giai cấp công nhân là sản phẩm kết hợp CN Mác-lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước chân chính.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của đảng ta xác định: ĐCS Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy CN Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

Là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân và của toàn xã hội, đảng có nhiệm vụ vận dụng sáng tạo CN Mác-lênin, phân tích đúng đắn hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sử cách mạng, đề ra mục tiêu, phương hướng, đường lối, chính sách đúng, phù hợp với yêu cầu phát triển khách quan của đất nước. Đồng thời giáo dục, tổ chức, lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân thực hiện công cuộc xóa bỏ chế độ xã hội cũ, xây dựng thành công chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa, tiến lên cộng sản chủ nghĩa.

Đảm nhận vai trò đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân và của toàn xã hội, ĐCS Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo, tinh thần phụ trách trước giai cấp và dân tộc khi thắng lợi cũng như lúc khó khăn, khi thành công cũng như lúc sai lầm, khuyết điểm.

Đảng luôn giữ được bản chất giai cấp, dù trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”

* Bản chất giai cấp công nhân của đảng: CN Mác-lênin chỉ rõ sự ra đời của ĐCS là kết quả của sự kết hợp CNCSKH với phong trào công nhân (tư tưởng Hồ Chí Minh đưa thêm yếu tố phong trào yêu nước trên lập trường giai cấp công nhân).

Một mặt ĐCS hình thành trên cơ sở giai cấp công nhân, phong trào công nhân nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của giai cấp công nhân. Đây là mặt thứ nhất chứng minh bản chất giai cấp công nhân của đảng.

Mặt khác, đảng hình thành nhờ tiếp thu lý luận CNCSKH và truyền bá lý luận đó vào phong trào CN Mác-lênin. Đây là mặt thứ hai chứng minh bản chất giai cấp công nhân của đảng.

Bản chất công nhân của đảng không phải chỉ quyết định bởi những yếu tố hình thành nên đảng mà nó còn quyết định (và đây là điều quan trọng hơn) ở chỗ trong quá trình cách mạng đảng luôn2 đứng vững trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân đề ra cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn. Trong tổ chức và hoạt động, đảng luôn giữ vững vị trí hạt nhân lãnh đạo đối với phong trào cách mạng, luôn gắn bó với quần chúng nhân dân và có thái độ đúng đắn trước những sai lầm khuyết điểm.

* Tính tiên phong của đảng : CN Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ rõ đảng phải tiên phong về lý luận và “chỉ có đảng nào có lý luận tiên phong hướng dẫn mới có thể làm tròn vai trò người chiến sĩ tiên phong” – (Lênin). “đảng muốn vững phải có CN Mác-lênin làm cốt” – (Hồ Chí Minh).

Cơ sở lý luận của đảng là CNCSKH.

Tiên phong về lý luận đòi hỏi đảng phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của lý luận để “phân tích cụ thể một tình hình cụ thể”. Đảng phải nhận thức đúng đắn rằng lý luận CNCSKH không phải là cái bất khả xâm phạm mà “ chỉ coi đó như là những nền tảng giúp ta về mặt phương pháp” – (Lênin) và “như bản chỉ nam giúp ta về phương hướng” – (Hồ Chí Minh).

Chỉ tiên phong về lý luận chưa đủ, đảng phải tiên phong về mặt tổ chức. Tổ chức lỏng lẻo, tư tưởng sẽ hỗn loạn. Tính tổ chức của đảng thể hiện ngay trong điều kiện gia nhập đảng và đòi hỏi sự giác ngộ về tổ chức. Cán bộ đảng viên phải sinh hoạt trong một tổ chức của đảng, phải bằng hành động có tổ chức để chiến đấu cho nhiệm vụ của đảng, phải chấp hành mọi nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của đảng (như nguyên tắc tập trung dân chủ, chấp hành kỷ luật sắt của đảng).

Tiên phong về mặt tổ chức khẳng định đảng là hình thức tổ chức cao nhất, là tổ chức “cầm quyền” đối với xã hội. Đồng thời phê phán mọi biểu hiện đòi “tính độc lập” , “tính tập trung”, “tính bình đẳng” để tách ra khỏi sự lãnh đạo của đảng. CN Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra rằng đảng phải tiên phong về hành động vì “tính đảng không chỉ thể hiện ở lời nói mà còn ở việc làm” – (Lênin) cho nên “đảng phải đi trước để làng nước theo sau” – (Hồ Chí Minh).

Tiên phong về hành động, không chấp nhận cán bộ, đảng viên “hữu danh vô thực”, nhưng “đảng viên trung bình” vì thực chất họ không phải là đảng viên.

* Mqh bản chất giai cấp và tính tiên phong:

Trước hết xét mqh giữa đảng và giai cấp, đảng viên giai cấp có chung lợi ích, lập tường, quan điểm. Nhưng đảng không phải là toàn bộ giai cấp, đảng là bộ phận ưu tú, là đội tiên phong của giai cấp. Do đó:

- Bản chất giai cấp quyết định tính tiên phong của đảng.

- Tính tiên phong là biểu hiện cao nhất của bản chất giai cấp.

Nói cách khác là chỉ khi nào có lập trường giai cấp cao mới có những hành động tiên phong cao và khi tính tiên phong cao càng làm cho lập trường giai cấp cao hơn, vững chắc hơn.

*Phương hướng gìn giữ bản chất giai cấp công nhân của đảng trong giai đoạn hiện nay là:

- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong quá trình đổi mới.

- Kiên định CN Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động của đảng và của cách mạng nước ta.

- Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt đảng .

- Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ cán bộ và đảng viên theo quan điểm của giai cấp công nhân.

- Củng cố mqh mật thiết với nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

- Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân.

- Trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

*Về ý nghĩa:

Học thuyết mác – lênin và chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân cũng như toàn bộ CN Mác-lênin với thuộc tính cách mạng và khoa học của nó đòi hỏi các đảng cách mạng của giai cấp công nhân phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của dân tộc, giai cấp, từ thực tiễn chính trị và xã hội của đất nước mình và vận dụng một cách sáng tạo, đúng đắn. Kinh nghiệm của nhiều nước đông âu và liên xô vừa qua cũng đã chứng minh quan điểm của đảng ta rằng: mọi thành công hay thất bại của cách mạng vô sản đểu bắt nguồn trước hết từ vấn đề đảng, là sự lãnh đạo của đảng. Bất cứ nơi nào, vào lúc nào, đảng vận dụng nó một cách giáo điều, vi phạm nguyên lý về đảng của giai cấp công nhân thì trước sau cũng phạm sai lầm, đội ngũ đảng chia rẽ, mất uy tín trước quần chúng, có thể đưa cách mạng đến thất bại nặng nề.

ĐCS Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã trải qua nhiều thử thách, trở thành một đảng Mác – lênin kiên cường, trưởng thành về chính trị, vững váng trước những biến cố khó khăn của lịch sử trong nước và thế giới. Đó là thành công giữa học thuyết máclênin và đảng được vận dụng sáng tạo về việc xây dựng một chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân trong một nước có một nền kinh tế chậm phát triển vốn là xã hội thuộc địa ½ pk.

Hiện nay trên thế giới, bọn cơ hội xét lại và giai cấp tư bản đang tìm mọi cách xuyên tạc nhằm phủ nhận học thuyết Máclênin và đảng, vì vậy việc nghiên cứu thực chất nguyên lý của học thuyết Mlênin về đảng có ý nghĩa to lớn giúp chúng ta những cơ sở lý luận quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối chính sách xây dựng đảng ngày càng vững mạnh, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, người lãnh đạo duy nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam vượt qua khó khăn, xây dựng thành công CNXH.

Trong phong trào cộng sản quốc tế từ trước đến nay, cuộc đấu tranh giữa những người cộng sản chân chính với các trào lưu cơ hội trên lĩnh vực xây dựng đảng đều xoay quanh vấn đề bản chất giai cấp của đảng. Về mặt nhận thức, có hiểu đúng đắn bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của đảng mới hiểu đúng các vấn đề khác của xây dựng đảng, như tập trung dân chủ, đoàn kết thống nhất… trong hoạt động thực tiễn có hiểu và nắng vững chắc bản chất giai cấp, tính tiên phong mới có thể tiến hành xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và mới khắc phục những chiều hướng sai lầm hoặc là mơ hồ lập trường giai cấp, hoặc là chủ nghĩa thành phần dẫn đến chia rẽ đảng với dân tộc. Điều này cáng có ý nghĩa quan trong đối với ĐCS Việt Nam vì 90% đảng viên xuất thân từ nông dân, tiểu tư sản.

Câu 2: “ĐCS Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ” (điều lệ ĐCS Việt Nam- nxb CTQG 1996-tr15). Đ/c hãy phân tích khẳng định trên của Đảng. Để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ hiện nay cần làm gì?

Bài 1:

Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản về xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng. Nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm bảo đảm sự thống nhất ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh vô địch của Đảng cách mạng. Đây là nguyên tắc để phân biệt chính Đảng của giai cấp công nhân, Đảng cách mạng chân chính với các Đảng phái khác, là điểm mà mọi thế lực chống đối thường công kích và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Một trong những nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Au là do xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ.

Tập trung dân chủ vốn có trong bản chất của giai cấp công nhân đại công nghiệp. Vì giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến và tiêu biểu cho lực lượng sản xuất XH hóa nhất trí về quyền lợi lại được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp, có tính tập thể và kỷ luật cao. Đó là đặc tính vốn có của giai cấp vô sản.

Nguyên tắc tập trung dân chủ xuất phát từ bản chất của ĐCS. ĐCS Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nông dân lao động và của cả dân tộc. Muốn làm tròn vai trò là đội tiên phong chính trị, Đảng phải tập trung theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đó là yêu cầu đòi hỏi yếu tố khách quan của lịch sử chứ không phải do chủ quan của những người sáng lập ra ĐCS áp đặt.

Tư tưởng về xây dựng Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đã được Mác và ăng ghen là những người đầu tiên nêu lên và được ghi vào “điều lệ của liên đoàn những người cộng sản” điều lệ hội liên hiệp công nhân quốc tế. Hai ông nêu rõ chế độ tập trung được trong Đảng và mqh tập trung và dân chủ.

Sau khi Mác và ăngghen qua đời. Lênin kế thừa tập trung của Mác và ăng ghen xây dựng nên ọc thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Chính tập trung của lênin về nguyên tắc tổ chức của ĐCS đã đặt nền móng cho việc xây dựng ĐCS Nga, sau đó đã được các ĐCS quốc tế thừa nhận. Lênin cho rằng điều kiện gia nhập quốc tế cộng sản là các Đảng phải tổ chức theo nguyên tắc nguyên tắc tập trung dân chủ. Lê nin nhấn mạnh: “sức mạnh về chính trị tập trung của Đảng, được tổ chức và thông qua tổ chức”, “sức mạnh của giai cấp công nhân là ở tổ chức, không có tổ chức quần chúng, giai cấp vô sản sẽ không là cái gì hết. Được tổ chức, giai cấp vô sản sẽ là tất cả” (Lênin TT, NXB Maccova tập 14, tr163). Người nói, không có sự phục tùng của tiểu số đối với đa số thì không thể có tổ chức mà không có dân chủ thì không có sự thống nhất. Giai cấp vô sản chỉ có một chế độ tập trung tuyệt đối và kỷ luật hết sức nghiêm minh, đó là một trong những điều kiện để chiến thắng, thống nhất hành động, tự do thảo luận, phê bình đó là quy định của ĐCS. Tự do đó phải được đặt trong khuôn khổ của giai cấp vô sản, nghĩa là phải đúng lúc đúng nơi.

ĐCS Việt Nam dưới sự lãnh đạo, sáng lập và rèn luyện của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngy từ những chính cương, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt đã khẳng định Đảng ta dân chủ hành động theo nguyện tắc tập trung dân chủ, CT Hồ Chí Minh luôn dặn chúng ta rằng: “dân chủ phải gắn liền với tập trung, kiên quyết thực hành kỷ luật. Từng điều kiện cụ thể ở mỗi nơi mà lúc thì Người nhắc nhở tập trung phải dân chủ hay nói khác thì dân chủ phải tập trung, không nên nhấn mạnh yếu tố nào. Cần uốn nắn lệch lạc cả hai phía, tập trung quan liêu hoặc dân chủ cực đoan.

Đảng ta cho rằng thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ là vấn đề quyết định bảo đảm cho sức mạnh thống nhất của Đảng. Xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ là tự phá hoại sức mạnh về dân chủ của Đảng, kẻ địch đang muốn và kích động chúng ta làm điều đó. Hiện nay có những ý kiến cho rằng: tập trung dân chủ không còn phù hợp nữa. Trong cơ chế thị trường của xã hội hiện nay, nó chỉ phù hợp trong xã hội trước đây. Tập trung dân chủ có thể dẫn đến độc đoàn chuyên quyền, gia trưởng. Do vậy phải tìm ra nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà khắc phục sử chửa những sai lầm đó.

Song đương nhiên để thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phải nhận thức đúng và thống nhất nội dung, bàn chất của tập trung dân chủ và mqh biện chứng giữa hai mặt tập trung và dân chủ; đồng thời phải cụ thể hóa thành quy chế, quy trình cụ thể không chỉ là trong việc dân chủ thảo luận và quyết định trong công tác cán bộ.

Nội dung cơ bản nguyên tắc tập trung dân chủ của ĐCS Việt Nam được ghi rõ tại điều chính chương II Điều lệ ĐCS Việt Nam. “ĐH ĐB toàn quốc lần IX của Đảng” ĐCS Việt Nam tổ chức theo nước ta tập trung dân chủ theo những nguyên tắc cơ bản đó là:

Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra.

Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

BCH Đảng bộ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước ĐH cùng cấp, trước BCH Đảng bộ cấp trên và cấp dưới, định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các t/chức Đảng trực thuộc, thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình.

Nghị quyết của Đảng phải được chấp hành nghiêm chỉnh. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng t/chức, các t/chức toàn Đảng phục tùng ĐH đại biểu toàn quốc và BCH Trung ương.

Nghị quyết của cơ quan lãnh đạo của Đảng phải được biểu quyết với sự tán thành của trên một nửa số thành viên trong cơ quan đó. Trước khi biểu quyết các đảng viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về tiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy trên cho đến đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó, nếu thấy thực tiễn chứng minh là đúng thì tiếp thu. T/chức Đảng không được phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về tiểu số.

Tổ chức cấp dưới được quyền quyết định các vấn đề thuộc về phạm vi, quyền hạn của mình, song không được trái với đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.

Tập trung dân chủ thể hiện sự thống nhất hài hòa và biện chứng giữa hai mặt tập trung và dân chủ trong một sự việc, một hiện tượng. Sự thống hất này không phải do chủ quan áp đặt mà là do yêu cầu nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho Đảng.

Tập trung trên cơ sở dân chủ trong Đảng được thể hiện ở tính tự giác của toàn thể đảng viên. Tính tập trung trong Đảng đòi hỏi Đảng phải có cương lĩnh, đường lối, mục tiêu cách mạng thống nhất, được mọi tổ chức Đảng và đảng viên tuân thủ và thực hiện, toàn dân hướng vào phấn đấu. Đảng phải có điều lệ thống nhất - Điều lệ chính là bộ luật của toàn Đảng mà mọi tổ chức Đảng và đảng viên phải chấp hành vô điều kiện (cả về mặt nhận thức và chấp hành)

Tập trung trong Đảng còn đòi hỏi Đảng phải có một cơ quan lãnh đạo thống nhất. Phải có kỷ luật thống nhất mà mọi tổ chức Đảng, đảng viên không phân biệt đều phải chấp hành nghiêm túc kỷ luật của Đảng, không có những đặc quyền đặc lợi.

Dân chủ là cơ sở của tập trung và càng phát huy được mạnh mẽ trí sáng tạo, tự giác của mọi đảng viên tham gia vào công việc của Đảng đồng thời phải có lãnh đạo và có kỹ luật kỷ cương. Do vậy dân chủ trong Đảng, tất cả mọi công việc của đều phải được toàn thể đảng viên bình đẳng như nhau về quyền lợi và lợi ích. Đảng viên có thể trực tiếp hoặc thông qua đại biểu để thể hiện ý kiến của mình.

Tất cả những người có trách nhiệm trong Đảng và t/cả các cơ quan lãnh đạo của Đảng đề do dân chủ bầu cử mà lập nên, đều có trách nhiệm thực hiện và báo cáo trước tổ chức đã bầu ra mình và họ có thể bị bãi miễn bất kỳ lúc nào nếu không xứng đáng và không hoàn thành nhiệm vụ tổ chức giao.

Quá trình phát triển của Đảng gắn liền với việc Đảng kiên trì và từng bước cụ thể hóa, thể chế hóa nguyên tắc tập trung dân chủ.

Khi chưa cầm quyền, do điều kiện hoàn cảnh khó khăn phức tạp song Đảng ta luôn nhắc nhở, nếu có điều kiện thì phải thực hiện tập trung dân chủ.

Khi đã cầm quyền thì nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện trong tiêu chuẩn sinh hoạt Đảng, chế độ bầu cử, báo cáo thảo luận, quyết định các vấn đề, nguyên tắc tập trung dân chủ trở thành phương tiện quan trong nhất để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, Đảng ta không đối lập dân chủ với tập trung mà phát huy dân chủ nội bộ để trở thành phương tiện củng cố kỷ luật, tự giác của cán bộ đảng viên nâng cao sự lãnh đạo tập trung của Đảng, song cũng cần phải tránh khuynh hướng dân chủ tự do mức dẫn đến mất định hướng, tự do vô chính phủ và cũng không nên tuyết đối hóa tập trung dẫn đến quan liêu chuyên quyền độc đoán xa rời quần chúng, thực hiện đường lối chủ trương của Đảng không đúng nội dung tinh thần.

Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng có lúc còn nặng về tập trung, chưa coi trọng và phát huy dân chủ. Có lúc có nơi còn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vẫn còn tình tạng quan liêu, độc đoán thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức, chưa phát huy được tích cực chủ động sáng tạo của đảng viên và dân chủ trong Đảng. Những hiện tượng vô được, vô kỷ luật, truyền bá ý kiến đối với quan điểm, đường lối của Đảng, vi phạm điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước đã diễn ra ở một số cán bộ, không ít cấp ủy thiếu tôn trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, của đảng viên, ít chịu lắng nghe ý kiến cấp dưới. Việc giáo dục, kiểm tra của cấp ủy còn qua loa chiếu lệ.

Do vậy trước tình hình trên cần phải có nhận thức đúng đắn, thống nhất về yêu cầu nội dung dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ đồng thời có cơ chế bảo đảm thực hiện nội dung đó, song phải có tinh thần đấu tranh khách quan (vừa qua Đảng ta có chỉ thị 29, 30 đề cập vấn đề này)

Đặc biệt hiện nay trước yêu cầu nhiệm vụ đổi mới đòi hỏi Đảng ta phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc dân chủ và sinh hoạt Đảng. Hội nghị Trung ương 6 lần 2 khóa 8 đã nhấn mạnh đến chấn chỉnh việc thực hiện nguyên tắc t dân chủ chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng.

Trước hết cần nâng cao nhận thức trong Đảng về nguyên tắc tập trung dân chủ. Coi đó là nguyên tắc cơ bản trong dân chủ và sinh hoạt Đảng, đảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động của Đảng, giữ gìn bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng.

Giữ vững và cải tiến nội dung chế độ sinh hoạt định kỳ của các tổ chức Đảng, thực hiện tốt nguyên tắc quyền của đảng viên trong thảo luận được trao đổi một cách thẳng thắn, quyền được phê bình chất vấn trong phạm vi tổ chức. Đảng viên có quyền được thông tin, quyền được bảo lưu ý kiến của mình.

Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo phê và tự phê bình, chịu sự giám sát của tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và quần chúng.

Cụ thể hóa nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, chế độ trách nhiệm của người đứng đầu.

Kịp thời bổ sung, điều chỉnh chủ trưởng chính sách, là tốt công tác cán bộ, kịp thời thay đổi những cán bộ không đảm đương được nhiệm vụ, kiện toàn cấp ủy, sửa đổi phong cách làm việc. Phải công khai tài chính, công khai các ý kiến khác nhau về vấn đề xử lý kỷ luật.

Xây dựng và thực hiện nề nếp chế độ tự phê bình và phê bình trong nội bộ Đảng. Xây dựng quy chế nội dung đóng góp xây dựng Đảng.

Củng cố sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng, gắng tự phê bình và phê bình với xử lý cán bộ, cấp ủy đã xảy ra mất đoàn kết.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của cấp ủy, tổ chức Đảng, nâng cao vai trò trách nhiệm quyền hạn của ủy ban kiểm tra các cấp, kết hợp chặt chẽ với cơ quan thanh tra Nhà nước và của giai cấp công nhân.

Rõ ràng ý nghĩa to lớn và bài học quan trọng trong điều kiện Đảng nắm chính quyền là chẳng những phải phát huy mạnh mẽ dân chủ, mở rộng dân chủ mà đồng thời còn phải kết hợp chặt chẽ hai mặt tập trung và được để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Liên hệ địa phương, chi bộ cơ quan ra quy chế làm việc cụ thể, trên cơ sở đó mà lãnh đạo tốt việc thực hiện, theo đó mà tạo điều kiện cho từng cán bộ, đảng viên mạnh dạn suy nghĩ, tìm tòi phát hiện ra những sáng kiến hay để đóng góp vào xây dựng địa phương, đơn vị mình vững mạnh, đối với cấp ủy, thường xuyên hoặc định kỳ (theo quy định) gặp gỡ trao đổi với cán bộ, đảng viên, quần chúng, chú ý lắng nghe ý kiến nguyện vọng của mọi người. Từ đó tiếp thu phản ánh và giải quyết kịp thời vướng mắc, đáp ứng được đòi hỏi của cán bộ, đảng viên trong đơn vị, thực hiện tốt chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên. Chi bộ thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ.

Liện hệ và KL./.

Bài 2:

1.Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản về xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng. Nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm đảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động, tạo nên sứch mạnh vô địch của Đảng cách mạng. Đây là nguyên tắc để phân biệt chính Đảng của giai cấp công nhân, Đảng cách mạng chân chính với các Đảng phái khác, là điểm mà mọi thế lực chống đối thường công kích và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

2.Tập trung dân chủ là tất yếu khách quan:

Tập trung dân chủ vốn có từ trong bản chất giai cấp công nhân đại công nghiệp. Vì giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, tiêu biểu cho lực lượng sản xuất xã hội hóa nhất trí về quyền lợi, lại được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp, có tính tập thể và kỷ luật cao. Đó là đặc tính vốn có của giai cấp vô sản. Tập trung dân chủ phản ánh tính bản chất của giai cấp vô sản.

Nguyên tắc tập trung dân chủ xuất phát từ bản chất của Đảng cộng sản. Đảng Cộng Sản Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Muốn làm tròn vai trò là đội tiên phong chính trị, Đảng phải tập trung theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đ1o là yêu cầu đòi hỏi khách quan của lịch sử chứ không phải do chủ quan của những người sáng lập ra Đảng cộng sản áp đặt.

3.Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tập trung dân chủ.

Tư tưởng về xây dựng Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ đã được Mác và Anghen là người đầu tiên nêu lên và được ghi vào “Điều lệ của liên đoàn những người cộng sản”, “Điều lệ hội liên hiệp công nhân quốc tế”. Hai ông cho rằng: Đảng phải là 1 tổ chức tập trung chặt chẽ. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải được bầu 1 cách dân chủ, họ sẽ bị bãi miễn bất kỳ lúc nào nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đảng phải là 1 khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và hành động.

Sau khi Mác và Anghen qua đời, Lênin kế thừa tư tưởng của Mác và Anghen, xây dựng nên học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Lênin cho rằng tổ chức chỉ trở thành hiện thực và có ích cho cuộc sống khi nó có các nguyên tắc để liên kết thống nhất và điều khiển hành vi của các thành viên. Ông cũng cho rằng: Đảng phải là 1 đội ngũ có tổ chức, và là tổ chức chặt chẽ của giai cấp công nhân, Đảng phải là 1 khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Từ những tư tưởng nêu trên đòi hỏi Đảng phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng và hoạt động của Đảng. Đồng thời phải bảo đảm phát huy sáng kiến và tính tích cực của mọi tổ chức Đảng và Đảng viên.

Hồ Chí Minh- người sáng lập, giáo dục, rèn luyện Đảng ta đã vận dụng sáng tạo học thuyết về xây dựng Đảng của giai cấp công nhân, của Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Người quán triệt đầy đủ nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân vào việc xây dựng Đảng ta. Đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Đảng là khối thống nhất ý chí và hành động. Điều lệ Đảng 1930: Đảng cộng sản Đông dương và các chi bộ phải lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc xây dựng và tổ chức sinh hoạt. Người chỉ rõ rằng dân chủ phải đi đôi với với tập trung, phải kiên quyết thực hành kỷ luật. Người căn dặn Đảng ta phải chống tập trung quan liêu, độc đoán, đồng thời chống dân chủ hình thức, chống mọi biểu hiện phân tán cục bộ, hẹp hòi, bè phái, tự do vô kỷ luật.

4.Bản chất, Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng ta.

-Bản chất:

+Tập trung ở trong Đảng:

Đảng phải có cương lĩnh, đường lối, điều lệ thống nhất.

Đảng phải có cơ quan lãnh đạo thống nhất đó là đại hội đại biểu toàn quốc, giữa 2 kỳ đại hội là BCH TW do đại hội bầu ra.

Về mặt tổ chức, Đảng phải thống nhất về quy mô và hình thức tổ chức của Đảng.

Đảng phải có kỷ luật thống nhất, bắt buộc mọi tổ chức Đảng, Đảng viên phải chấp hành không có ngoại lệ đối với Đảng viên và mọi tổ chức Đảng.

+Dân chủ ở trong Đảng:

Toàn thể Đảng viên đều bình quyền, đều được trực tiếp hoặc thông qua đại biểu để thực hiện quyền của mình trong tham gia vào mọi công việc của Đảng.

Tất cả các cơ quan lãnh đạo và những người có trách nhiệm trong Đảng đều do dân chủ bầu cử mà lập nên và họ có thể bị bãi miễn nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không xứng đáng.

-Quán triệt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc tập trung dân chủ, chương II điều 09 Điều lệ Đảng ta ghi rõ: “Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ”(trang 130 Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam, 1991). Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định thành 06 nội dung cơ bản như sau:

Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng đều do bầu cử lập ra.

Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng thực hiện nguyên tắc lãnh đạo tập thể- cá nhân phụ trách.

Ban chấp hành Đảng bộ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước ban chấp hành Đảng bộ cấp trên và cấp dưới, định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức Đảng trực thuộc, thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình.

Nghị quyết của Đảng phải được chấp hành nghiêm chỉnh. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức toàn Đảng phục tùng đại hội đại biểu toàn quốc và BCH TW.

Nghị quyết của cơ quan lãnh đạo của Đảng phải được biểu quyết với sự tán thành của trên 1 nửa số thành viên trong cơ quan đó. Trước khi biểu quyết các Đảng viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với Nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét ý kiến đó, nếu thấy thực tiễn chứng minh là đúng thì tiếp thu. Tổ chức Đảng không được phân biệt đối xử với Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.

Tổ chức cấp dưới được quyền quyết định các vấn đề thuộc phạm vi, quyền hạn của mình, song không được trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của cấp trên.

5.Tập trung dân chủ là sự thống nhất biện chứng giữa 2 mặt tập trung và dân chủ. Nó tạo thành 1 chỉnh thể thống nhất trong 1 nguyên tắc. Thể hiện: tập trung, dân chủ là 2 mặt có mối quan hệ biện chứng không tách rời nhau. Hai mặt tập trung, dân chủ tuy mâu thuẩn nhưng lại bổ sung cho nhau, thống nhất nhau. Dân chủ là điều kiện, là tiền đề cho tập trung, còn tập trung là cơ sở, là điều kiện bảo đảm cho dân chủ được thực hiện 1 cách triệt để. Giữa 2 mặt tập trung và dân chủ phải được coi trọng như nhau, không được xem nhẹ mặt nào, không nên tuyệt đối hóa 1 mặt nào đều dẫn đến sai lầm nguy hiểm, có hại cho sự lãnh đạo của Đảng, càng không thể đối lập giữa tập trung và dân chủ vì trong tập trung chân chính nó đã chứa đựng yếu tố dân chủ và trong dân chủ chân chính nó đã chứa đựng yếu tố tập trung.

6.Thực tế vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng qua các thời kỳ cách mạng của Đảng ta, có lúc, có nơi có những biểu hiện thiên lệch về phía tập trung quan liêu, thống nhất cứng nhắc, dẫn đến vi phạm dân chủ trong Đảng. Biểu hiện sai lầm: gia trưởng, độc đoán, sùng bái cá nhân, cá nhân trùm lên tập thể. Trong kinh tế thì nhấn mạnh 1 chiều, tập trung thống nhất, coi nhẹ dân chủ, nhân mạnh tính kế hoạch, coi nhẹ thị trường, nhân mạnh quan hệ dọc, coi nhẹ quan hệ ngang, do đó không phát huy được tính đa dạng, phong phú, tính sáng tạo của các hành phần kinh tế, ở 1 số nước xã hội chủ nghĩa chú ý phê phán nhiều về tập trung quan liêu, lại rơi vào 1 trạng thái phủ nhận hoặc hạ thấp tính tập trung thống nhất, đề cao 1 chiều tự do dân chủ, dẫn đến sự hỗn loạn, vô chính phủ, không kiểm soát được. Đây là sai lầm hữu khuynh mà nhiều người cho đó là “đổi mới”. Ta cần đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái nói trên.

7.Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong giai đoạn hiện nay (từ 1986 đến nay).

Trong giai đoạn hiện nay, nguyên tắc tập trung dân chủ càng phải được thực hiện 1 cách nghiêm túc trong các cơ quan Đảng và bộ máy Nhà nước. trong những năm qua, Đảng ta có nhiều chuyển biến tích cực trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Chúng ta vẫn giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, có tiến bộ về thực hiện dân chủ trong xã hội, phát huy trí tuệ tập thể và sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân. Nhiều cấp ủy và tổ chức Đảng ở các cấp đã có không khí thảo luận cởi mở, thẳng thắn hơn…. Các cấp ủy Đảng thực hiện đúng chế độ hàng năm kiểm điểm công tác tự phê bình và phê bình. Đã kiểm tra, phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước. bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong Đảng….

Song, bên cạnh đó vẫn bộc lộ những mặt tiêu cực: Trong nhận thức và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ chưa tốt, có những chỗ sai phạm, 1 số cán bộ và cấp ủy chưa tôn trọng và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ (tách rời 2 mặt hoặc nhấn mạnh 1 mặt tập trung hoặc dân chủ…). Tình trạng phổ biến hiện nay là dân chủ vẫn còn mang tính hình thức, không ít nới tập thể chỉ là “bình phong” hợp thức hóa ý kiến người đứng đầu. Trong sinh hoạt của nhiều cấp ủy và tổ chức Đảng chuẩn bị không chu đáo, thảo luận qua loa, Nghị quyết không cụ thể, không tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động. Dân chủ không đi đôi với kỷ luật dẫn đến tình trạng kỷ cương lỏng lẻo, nói và làm tùy tiện, chấp hành kỷ luật của Đảng, Nhà nước không nghiêm, có tình trạng vi phạm dân chủ như tán phát tờ rơi, thư nặc danh, mạo danh, đưa tin đồn…để nói xấu, đả kích, làm mất uy tín, gây nghi ngờ, chia rẽ nôi bộ…

Nguyên nhân của tình hình trên la:

Do chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức về nguyên tắc tập trung dân chủ, không ít cán bộ hiểu tách rời 2 mặt hoặc nhấn mạnh 1 chiếu tập trung hoặc dân chủ và trên thực tế thực hiện nguyên tắc này còn nhiều đơn giản.

Do công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được đặt ra đúng mức và thiếu những quyết định cụ thể phù hợp với từng lĩnh vực, từng ngành, từng cấp, từng nơi.

Nguyên nhân sâu xa này 1 mặt là do ảnh hưởng từ nền sản xuất nhỏ phân tán, mặt khác trãi qua thời kỳ lâu dài quen với tập trung quan liêu bao cấp đã làm cho 1 số can bộ Đảng viên quen ỷ lại cấp trên, quen chấp hành những hành động mang tính hình thức.

Do chủ nghĩa cá nhân thực dụng, ít kỷ, vụ lợi phát triển, trong khi đó công tác kiểm tra của chúng ta không thường xuyên nên đã ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong Đảng….

8.Một số giải pháp nhằm thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ.

-Cần phải nâng cao nhận thức đúng đắn, thống nhất về yêu cầu và nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ.

-Phải thể chế hóa, cụ thể hóa nguyên tắc thành những điều lệ, cơ chế, quy định để bảo đảm quyền làm chủ của Đảng viên và trách nhiệm của cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.

+Trước hết phải bảo đảm thực hiện các quyền của Đảng viên, nhất là quyền được thảo luận 1 cách thẳng thắn các vấn đề về đường lối, chính sách của Đảng, quyền được phê bình chất vấn trong phạm vi tổ chức, về hoạt động của tổ chức Đảng và Đảng viên ở mọi cấp, Đảng viên có quyền được thông tin, được quyền bảo lưu ý kiến của mình. Những quy định trên tạo điều kiện khắc phục tình trạng cấp ủy viên vi phạm quyền của Đảng viên, còn Đảng viên thì thụ động tiêu cực.

+Đối với cơ quan lãnh đạo của Đảng từ TW đến cơ sở phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, chế độ tự phê bình và phê bình. Các cơ uan được bầu phải chịu sự giám sát của tổ chức và Đảng viên, phải báo cáo hoạt động trước cơ quan đã bầu ra mình, thường xuyên thông báo tình hình và hoạt động của mình đến các tổ chức Đảng cấp dưới và Đảng viên, quy định thời gian tiến hành tự phê bình và phê bình, tổ chức để quần chúng phê bình và bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ, Đảng viên từ cơ quan cao nhất đến tổ chức cơ sở, xử lý nghiêm khắc những người có thái độ trấn áp, trù dập, phê bình hoặc lợi dụng phê bình để đả kích, vu cáo người khác, gây chia rẽ mất đoàn kết.

Để tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng đối với hoạt động của cấp ủy, cần kịp thời bổ sung, điều chỉnh chủ trương, chính sách thay thế những cán bộ không đảm đương nhiệm vụ nhằm kiện toàn cấp ủy không chờ hết nhiệm kỳ.

+Nâng cao vai trò trách nhiệm và quyền hạn của ủy ban kiểm tra các cấp, ủy ban kiểm tra có chức năng kiểm tra việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, kiểm tra việc chấp hành quy chế làm việc của tổ chức Đảng cấp dưới, kiểm tra việc giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của Đảng viên, xem xét và xử lý kỷ luật các tổ chức Đảng và Đảng viên theo đúng Điều lệ Đảng. Phối hợp chặt chẽ với thanh tra Nhà nước và công tác kiểm tra giám sát của các tổ chức quần chúng và toàn thể nhân dân.

+Trong công tác cán bộ, cần quy định cụ thể tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ. Việc giới thiệu người để bầu vào cấp ủy phải được tiến hành từ cơ sở. Bổ nhiệm cán bộ phải hỏi ý kiến của cơ sở và lấy phiếu tín nhiệm từ cơ sở. Việc đánh gia cán bộ nhất thiết phải hỏi ý kiến cấp quản lý cán bô, hỏi ý kiến quần chúng và cấp dưới, cùng những người có quan hệ, có hiểu biết về cán bộ đó, trực tiếp với cán bộ đó.

+Quy định thành chế độ cán bộ lãnh đạo các cấp đi làm việc trực tiếp ở cơ sở, tiếp xúc với dân, đối thoại với quần chúng và cấp dưới, giải quyết kịp thời và dứt khoát những công việc cấp bách.

-Đương nhiên, cũng không phải cứ có quy chế quy định là mọi việc được thực hiện. Muôn thực hiện quy chế, trước hết cán bộ cấp trên, cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu, các cơ quan kiểm tra giám sát phải tích cực hoạt động. Nhưng vấn đề cực kỳ quan trọng là phải có sự giám sát thường xuyên của quần chúng, có sự đấu tranh của công luận. Tùy vấn đề và ở từng mức độ, phạm vi thích hợp, phải thực hiện công khai các hoạt động của Đảng, của những người lãnh đạo các cấp. Đặc biệt chú trọng công khai tài chính, công khai chế độ đãi ngộ, công khai các ý kiến khác nhau, công khai xử lý kỷ luật, chấm dứt tình trạng giữ bí mật, “xử lý nôi bộ” những trường hợp đã rõ là phạm pháp.

LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Câu 3: Đ/c hãy phân tích nội dung đặc điểm Đảng cầm quyền, ý nghĩa của việc nghiên cứu Đảng cầm quyền./.

Đảng cầm quyền có nghĩa là Đảng lãnh đạo trong giai đoạn cách mạng mà giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được chính quyền thiết lập hệ thống chính trị và tiến hành xây dựng CNXH.

Đảng cầm quyền có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến mọi hành động lãnh đạo và sinh hoạt của nội bộ Đảng.

Trong điều kiện hiện nay hàng loạt vấn đề thực tiễn và lý luận về Đảng cầm quyền đang đặt ra. Cần phải nghiên cứu, vận dụng sáng tạo đúng đắn học thuyết mác lênin về Đảng cách mạng của giai cấp công nhân và điều kiện cụ thể ở nước ta. Đảng ta luôn xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân.

Vậy tạo sao phải nghiên cứu đặc điểm của Đảng cầm quyền?

Trước tiên là bài học kinh nghiệm của các Đảng xây dựng CNXH . Trước năm 1917 thế giới bị phân chia thành nhiều thuộc địa của chủ nghĩa TB, mà Anh, Pháp là chủ yếu. Sau 1917 thế giới được phân chia lại do chủ nghĩa đế quốc gây mất trật tự mọi nơi. Trong khi đó Liên xô và Đông Au mắc phải những sai lầm, đó là khuynh hướng trong công tác Đảng xem nhẹ công tác tư tưởng, nắm không vững tình hình đặc điểm mới để có những phương hướng, chính sách kịp thời những diễn biến, sai lầm về đường lối kinh tế tiêu dùng hưởng thụ quá sức so với nền kinh tế, nợ nước ngoài nhiều, kinh tế khủng hoảng, bất bình giữa Đảng cầm quyền làm nhân dân xa lánh thiện chí của Đảng cầm quyền, phát sinh chủ nghĩa cơ hội tả khuynh, xa rời các nguyên tắc.

Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông âu có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có mấy vấn đề cơ bản: bản chất cách mạng của Đảng bị xoáy mòn vì công tác cán bộ có nhiều sai lầm, do mở cửa sai nguyên tắc, các phần tử cơ hội chui vào và gây nên bè phái, cục bộ mất đoàn kết, Đảng từng bước đi vào con đường thoái hóa ở những mức độ khác nhau. Đảng không thực sự lãnh đạo chính quyền lãnh đạo xã hội, thường bao biện làm thay, không coi trong củng cố nâng cao chất lượng, cải tiến sự lãnh đạo của Đảng từ đó làm suy yếu sức chiến đấu, uy tín của Đảng. Đảng không lãnh đạo chặt chẽ phương tiện truyền thông đại chúng , không cải cách đổi mới, không lấy cải cách làm bước khởi đầu đã tiến hành cải cách chính trị vội vàng, thiếu thận trọng.

Thực tế ở nước ta Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, điều đ1o đã được công nhận, sức mạnh của Đảng biểu hiện ở đường lối chủ trương chính sách phù hợp với nguyện vọng tâm tư của đông đảo nhân dân lao động. Triển khai tổ chức động viện mọi hoạt động xây dựng củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.

Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm như trình độ kiến thức nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp đổi mới. Một bộ phận cán bộ đảng viên sa sút phẩm chất, ý chí rèn luyện thoái hóa về đạo đức, phai nhạt về lý tưởng nhưng công tác giáo dục tuyên truyền chứa đúng mức. Còn một số cấp ủy chưa đặt đúng tầm quan trọng công tác xây dựng, chưa nhận thức đầy đủ tính chất gay go phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới.

Đảng cầm quyền có nhiều đặc điểm chi phối, trong đó có 3 đặc điểm nổi bật cần lưu ý:

Đảng cộng sản cầm quyền có 3 đặc điểm chính sau đây:

1.Nhiệm vụ chính trị của Đảng đã thay đổi căn bản:

từ chưa có chính quyền đến có chính quyền là một bước ngoặc căn bản của cách mạng, là một bước phát triển mới về chất đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Khi có chính quyền thì chủ nghĩa xã hội từ lĩnh vực lí luận đã chyển sang lĩnh vực thực tiễn, nhiệm vụ quản lí đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu và trung tâm. Toàn bộ đặc diểm của tình thế hiện thời, tất cả khó khăn là ở chỗ phải hiểu rõ những đặc điểm của bước chuyển từ nhiệm vụ chủ yếu là thuyết phục nhân dân và dùng vũ lực quân sự trấn áp, bóc lột sang nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức quản lí xã hội.

Trước đây khi chưa có chính quyền nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là thuyết phục, vận động nhân dân thấy sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình để lãnh đạo nhân dân đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, thì ngày nay nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là tổ chức xây dựng, quản lí, phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực.

Tổ chức quản lí kinh tế xã hội là một việc hết sức khó khăn đòi hỏi tính khoa học và nghệ thuật cao. Hơn nữa đây cũng là một công việc hết sức mới mẻ và phức tạp, không thể không trải qua một thời kì mò mẫm, thử nghiệm và chông chênh vấp váp.

Lênin nói: “sự xuất hiện của một GC mới trên vũ đài lịnh sử, với tư cách là người lãnh tụ và người lãnh đạo xã hội không bao giờ diễn ra mà lại không có một thời kì ‘tròng trành’ hết sức dữ dội, một thời kì chấn động, đấu tranh và bão táp, đó là một măt. Mặt khác không bao giờ diễn ra mà lại không có một thời kì mò mẫn thử nghiệm, do dự, ngả nghiêng trong việc lựa chọn những phương pháp mới đáp ứng tình hình thế giới khách quan mới”. (Lênin toàn tập, NXB sự thật, Tập 36, Trang 259).

Do đó, đòi hỏi Đảng cầm quyền phải luôn tổng kết thực tiễn, đúc kết thành lí luận, ra sức học tập kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước XHCN đi trước để có đường lối, chính sách lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp, giảm đến mức thấp nhất những sai lầm, vấp váp.

2.Có nhà nước XHCN:

giành được chính quyền là bước ngoặc căn bản, là điều kiện để giai cấp công nhân và nhân dân lao động thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình thắng lợi. Nhà nước chính là tổ chức tập trung nhất để thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Sự thể hiện tập trung lãnh đạo của Đảng là thông qua nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội. Cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách của Đảng phải được nhà nước cụ thể hoá bằng các văn bản pháp luật.

Nhà nước XHCN là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội nhà nước giữ vị trí trung tâm và có vai trò cực kì quan trọng. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện sự tập trung ở nhà nước, được thể hiện chủ yếu thông qua nhà nước. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng gắn liền với việc phát huy vai trò, hiệu lực của nhà nước. Cần đề phòng và chống lại khuynh hướng sai lầm nguy hại đến vận mệnh của chủ nghĩa xã hội. Như xem nhẹ, hạ tháp vai trò lãnh đạo của Đảng.

Có chính quyền là thuận lợi cơ bản nhưng mặt khác, khi có chính quyền thì bộ máy của Đảng và nhà nước cũng dễ nảy sinh những tiêu cực mới. Có chính quyền thì cán bộ Đảng viên được bố trí vào những cương vị chức vụ trong bộ máy nhà nước. Đó là việc làm cần thiết để thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng. Nhưng khi có chức, có quền thì một bộ phận cán bộ Đảng viên dễ lợi dụng chức quyền để làm việc sai trái như quan liêu, cửa quyền, hách dịch… Làm cho nhân dân oán ghét, uy tín của Đảng giảm sút. Hiện tượng này không gắn với bản chất của Đảng, của nhà nước, nhưng nếu không có biện pháp ngăn chặn, nếu kỷ luật của Đảng, pháp luật của nhà nước không nghiêm, không kịp thời khắc phục thì sẽ gây ra hậu quả khó lường.

Xuất pháp từ đặc điểm trên, mà Đảng ta đã chỉ rõ một trong 4 thử thách, nguy cơ mà Đảng ta cần khắc phục trong quá trình đổi mới là bệnh tham nhũng.

3.Phương pháp lãnh đạo của Đảng thay đổi.

Khi chưa có chính quyền, Đảng trực tiếp giải quyết mọi việc. Có chính quyền, có hệ thống chính trị, Đảng phải sử dụng rộng rãi cả hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ trung tâm của Đảng là lãnh đạo công cuộc xây dựng, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế, có chính quyền rồi, cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục nhưng bằng những hình thức, phương pháp và biện pháp khác. Lênin chỉ ra rằng: “khi tình hình đã thay đổi và chúng ta phải giải quyết những nhiệm vụ thuộc loại khác, thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm qua” (VI Lênin toàn tập, NXB Tiến Bộ, Matxcơva, 1978, Tập 44, Trang 398)

Có chính quyền, giai cấ công nhân phải biết loại trừ khỏi “cẩm nang” của mình những phương pháp, hình thức không còn phù hợp có những hình thức, phương pháp trước đây là phù hợp nhưng nay phải loại bỏ. Có những pphương pháp, hình thức trước đây có tính chất phổ biến đến nay không còn phổ biến nữa như phương pháp tuyên truyền vận động cá biệt đến từng nhà, từng người nay vẫn còn, nhưng phải sử dụng rộng rãi bằng phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng cả hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội để tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng hành động cách mạng có hiệu quả trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội-trước hết là lĩnh vực kinh tế. lênin đã cảnh báo những người cộng sản rằng: Ai muốn dùng phương pháp cũ trong cuộc đấu tranh giành chính quyền để giải quyết những nhiệm vụ tổ chức thì người đó sẽ phá sản hoàn toàn với tính cánh là nhà chính trị, là người XHCN. Vì vậy cần phải sáng tạo những phương pháp, hình thức mới ngày càng phong phú. Đó là những phương pháp, hình thức kết hợp giáo dục chính trị, tư tưởng với kích thích lợi ích kinh tế, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, kết hợp giáo dục với hành chính và cưỡng bức, kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác kinh tế.

Đảng cầm quyền đặc biệt chú trọng đến phương pháp lãnh đạo thông qua nhà nước, phát huy vai trò, hiệu lực của nhà nước trong lĩnh vực thể chế hoá đướng lối chính sách của Đảng bằng các hình thức, biện pháp quản lí của nhà nước.

Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam từ trước đền nay và từ nay về sau là một tất yếu lịch sử. Đảng ta là kết quả của sự kết hợp CHỦ NGHĨA Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, đã thể hiện tính tất yếu về kinh tế và tính tất yếu về chính trị ngay từ khi ra đời.

Nhìn chung, trong hơn 70 năm qua, cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng về cơ bản phản ánh được ý chí, nguyện vọng và những lợi ích của GC công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc, đả không ngừng đưa cách mạng Việt Nam đi theo những phương hướng gắn liền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn đó của cách mạng Việt Nam đã gắn bó Đảng ta với nhân dân bằng cả chiều dài và cả chiều sâu lịch sử, không có lực lượng chính trị nào thay thế được. Nhân dân ta tự giác thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng rõ ràng không phải là do sự áp đặt, mà xét đến cùng là do tính tất yếu khách quan của cách mạng nước ta.

Đảng cộng sản cầm quyền ở nước ta ngoài những đặc điểm của một Đảng cộng sản cầm quyền, còn có những đặc điểm sau:

-Là Đảng duy nhất cầm quyền. Đảng có hệ thống chính trị-xã hội, đặc biệt là nhà nước được xây dựng từ trung ương đến cơ sở, giúp Đảng thực hịên vai trò lãnh đạo của mình. Có đội ngũ cán bộ Đảng viên đông đảo, nắm chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Các tổ chức chính trị-xã hội và lực lượng nòng cốt giúp Đảng giữ lấy chính quyền, tuyên truyền trong quần chúng nhân dân. Đảng là người chịu trách nhiệm về các mặt đời sống chính trị xã hội của quần chúng nhân dân, sự phát triển của đất nước.

-Đảng có bề dày tri thức và kinh nghiệm trong lãnh đạo kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Song do trong lãnh đạo xây dựng và quản lí đất nước còn nhiều mới mẻ. Lực lượng của Đảng có bản lĩnh chính trị vững vàng (qua đấu tranh) nhưng có nhiều người không được đào tạo căn bản, do đào tạo nhiều nguồn khác nhau nên có nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất cao dẫn đến nảy sinh bệnh bảo thủ giáo điều…

-Đảng lãnh đạo xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội với nhiều khó khăn phức tạp.

-Đảng lãnh đạo nhà nước pháp quyền đang xây dựng và hoàn thiện, hệ thống pháp luật còn chồng chéo, lỏng lẻo, biện pháp giáo dục, thực hiện pháp luật chưa đến nơi đến chốn.

So với các Đảng cộng sản khác như Đảng cộng sản LX và đông âu thì Đảng ta có những đặc điểm riêng như: ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã là một tổ chức cộng sản đoàn kết thống nhất, Đảng có mối quan hệ máu thịt với GC công nhân và nhân dân lao động (xuất thân của Đảng). Nhân dân bao bọc, bảo vệ Đảng, tin Đảng, theo Đảng; cuộc cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng là tự mình vì mình. Thể hiện tính độc lập, tự chủ cao về đường lối . mặc dù có lúc phải chịu sự chi phối của các Đảng cộng sản nước lớn khác; lãnh tụ của Đảng là lãnh tụ của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới-Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu đặc điểm của Đảng cộng sản cầm quyền có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng và củng cố Đảng trong giai đoạn hiện nay. Qua đó ta thấy sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong điều kiện có chính quyền là một tất yếu khách quan xuất phát từ vai trò lãnh đạo của Đảng với việc thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của GC công nhân. Để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cần phải phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng với nhiệm vụ tổ chức quản lí của nhà nước, thường xuyên củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với quần chúng nhân dân, bảo đam quyền làm chủ thật sự của nhân dân, đấu tranh loại trừ 4 nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra, “tăng cường công tác giáo dục chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, xây dựng và đổi mới công tác cán bộ, củng cố các tổ chức cơ sở Đảng”, kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Tăng cường chế độ lãnh đạo tập thể đi đôi với phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân của từng thành viên. Từng Đảng bộ giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong tập thể lãnh đạo. Tăng cường vai trò lãnh đạo và tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Kiện toà hệ thống tổ chức của Đảng gắn liền với kiện toàn tổ chức, bộ máy của các cơ quan nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội. Phát huy vai trò trách nhiệm và khả năng của các tổ chức Đảng, Đảng viên, cấp uỷ viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước trong việc nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách của Đảng. Các cấp uỷ viên, nhất là cán bộ chủ chốt của cấp ủy, phải có chương trình công tác ở cơ sở, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến và trả lời chất vấn của Đảng viên và nhân dân. Chăm lo xây dựng đoàn TNCSHCM. Tăng cường công tác giáo dục, kiểm tra của Đảng, tập trung vào các nội dung chủ yếu: thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; củng cố và đoàn kết nội bộ, giáo dục rèn luyện nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng của cán bộ Đảng viên (Văn Kiện ĐHĐBTQ lần thứ IX, NXB CTQG, HN 2001, Trang 55,56).

Câu 4: Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công (Hồ Chí Minh toàn tập – tập 11, NXB CTQG 1996, trang 154)

ĐCS Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh anh dũng, tiến hành cuộc cách mạng tháng 8 1945 thành công và các cuộc kháng chiến chống xâm lược của chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, đưa cả nước chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng từng bước được tôi luyện, trưởng thành và đã xây dựng nên những truyền thống quý báu, thể hiện bản chất tốt đẹp của Đảng, đó là:

- Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng.

- Tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo.

- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH.

- Gắn bó mật thiết với nhân dân.

- Giử gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế.

Hiện nay vấn đề đoàn kết là một vấn đề nổi bật “đoàn kết là truyền thống quý báu tạo nên sức mạnh to lớn để dân tộc vượt qua mọi khó khăn thử thách chiến thắng kẻ thù.

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của Đảng ta đã từng khẳng định “đoàn kết là sức mạnh là then chốt của thành công” để hiểu sâu sắc vấn đề này chúng ta cần đi sâu phân tích và chúng ta cần phải làm gì để giữ đoàn kết thống nhất của Đảng trong điều kiện mới.

Trước hệt đoàn kết thống nhất là một quy luật trưởng thành của Đảng. Tại sao đoàn kết là quy luật? Theo quan điểm của một số nhà kih điển đã cho rằng:

Thứ nhất, tư tưởng của M – Angghen: các ông là nhà sáng lập CNXHKH, phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, các ông chỉ ra con đường để giai cấp công nhân giành thắng lợi là phải tổ chức ra chính Đảng của mình, tập hợp đông đảo quần chúng:

Một, Đảng phải được tổ chức theo nguyên tắc chặt chẽ thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Hai, đoàn kết thống nhất trong Đảng phải đi đôi với đấu tranh thanh trừng những phần tử cơ hội cải lương và chủ nghĩa bè phái.

Thứ hai, tư tưởng của lênin: đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng khối đoàn kết thống nhất vững chắt trong Đảng, Người đấu tranh không mệt mõi mệt mõi vì sự thống nhất đội ngũ Đảng, tự mình khởi thảo nhiều nghị quyết và những lời kêu gọi vấn đề này. Lênin cho rằng đoàn kết thống nhất là truyền thống của Đảng được bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân và à nguồn sức mạnh vô dịch và vô tận của Đảng, người co việc xây dựng và củng cố Đảng là nhằm xây dựng và củng cố sự thống nhất đội ngũ Đảng. Lênin cho rằng nội bộ Đảng càng đoàn kết, không bị giao động bao nhiêu thì ảnh hưởng của Đảng đối với quần chúng càng lớm bấy nhiêu.

Trong đoàn kết Đảng cầm quyền, lênin đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò đoàn kết, Người cho rằng chia sẽ trog Đảng à cực kỳ nguy hiểm, nhất là những nước mà giai cấp công nhân chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong dân cư.

Còn quan điểm của Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết thống nhất như thế nào?

Trong các thời kỳ khác nhau của cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng và củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đảng ta cho rằng đoàn kết trong Đảng là nguồn sức mạnh, là sinh mệnh sống còn của Đảng. đoàn kết thống nhất trong Đảnglà cơ sở để thống nhất giai cấp để đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế là điều kiện để chuyên chính vô sản có thể giành được thắng lợi. Đảng phải coi việc đoàn kết thống nhất như giữ gìn con ngươi của mắt mình, bè phái là một tôi ác lớn đối với Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết đã khái quát “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”, người cho rằng đoàn kết bắt nguồn từ nhiệm vụ chính trị , đoàn kết chính là then chốt của thành công, người rất quan tâm chăm lo, bảo vệ sự thống nhất của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trên nền tảng CN Mác-lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Vì vậy đoàn kết thống nhất là quy luật trưởng thành của Đảng, Đảng không thể phát triển vững vàng được nếu trong Đảng xảy ra tình trạng chia sẽ, bè phái.

Để làm tốt đoàn kết thống nhất trong Đảng là cần hiểu: đoàn kết có nghĩa là cùng bàn bạc thảo luận một cách dân chủ các vấn đề lãnh đạo, sinh hoạt của Đảng. Nghị quyết đúng đắn phải được đa số thông qua và chấp hành một cách triệt để. Đoàn kết là trong Đảng không có tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” và trong Đảng không phân chia thành những bộ phận không muốn cùng nhau hợp tác, trong Đảng không có mần móng để nảy sinh một tổ chức mới. Đoàn kết là trong Đảng không có những tập đoàn, không có những cương lĩnh, những kế hoạch hành động riêng. Để làm tốt đoàn kết là phải giải quyết tốt các mối quan hệ giữa đảng viên với đảng viên, đảng viên với tổ chức Đảng, tổ chức Đảng cấp dưới với tổ chức Đảng cấp trên, các tổ chức Đảng với toàn Đảng, các tổ chức Đảng với các tổ chức Đảng, tổ chức Đảng với hệ thống chính trị, Đảng với nhân dân, Đảng với vấn đề quan hệ quốc tế. Phải xác định mối quan hệ cụ thể và quy chế làm việc.

Trong điều kiện mới phải làm gì để giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng? Trước hết chúng ta phải nắm được tình hình và thực trạng đoàn kết thống nhất trong Đảng hiện nay:

Về ưu điểm: trong văn kiện đại hội IV Đảng ta có tổng kết chỉ ra đoàn kết là một truyền thống quý báu của Đảng ta, sự đoàn kết ấy được thủ thách và tôi luyện trong quá trình chiến đấu lâu dài, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, lúc cách mạng phát triển bình thường cũng như trong bước ngoặc lịch sử. Trong báo cáo đại hội V Đảng ta vạch rõ quan điểm là Đảng ta cũng có truyền thống đoàn kết nhất trí về dường lối, sự đoàn kết thống nhất của Đảng được thể hiện rõ trong BCH Trung ương, báo cáo Trung ương VI lần 2, Đảng ta tiếp tục khẳng định: trước tình hình biến động chính trị trên toàn thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phước tạp nhưng Đảng ta vẫn tiếp tục phát huy được truyền thống cách mạng, có bản lĩnh chính trị và kiên định với mục tiêu lý tưởng, nguyên tắc tổ chức và nêu cao được tinh thần dộc lập tự chủ.

Về biểu hiện mất đoàn kết trong Đảng thời gian qua như sau:

Chưa nhất trí cao một số vấn đề cơ bản cũng như một số vấn đề liên quan đến quan điểm qường lối, chủ trương, chính sách ớn của Đảng. Một số nơi, nội bộ trong Đảng mất đoàn kết khá nghiêm trọng, chủ yếu do kèn cựa địa vị, tranh giành chức quyền, lơi lọc, nhất à ở cán bộ chủ chốt. Có nơi vì mâu thuẫn cá nhân mà tập hơp lực lương hình tành bè cánh trong Đảng và trong nhân dân để chống đối nhau, gây mất đoàn kết và mất ổn định xã hội, giãm uy tín lãnh đạo. Có tình rạng khá phổ biến là trong hội nghị thì nhất trí nhưng ra ngoài thì nói khác hoặc không chấp hành.

Mất đoàn kết trong thường vụ cấp ủy, bí thư với chủ tịch, phó bí thư, giữa bí thư với thủ trưởng, giám đốc ở các đơn vị. Mất đoàn kết giữa già với trẻ, cũ với mới, giữa cán bộ nghĩ hưu và cán bộ đương chức. Nguyên nhân mất đoàn kết là do ba nguyên nhân chủ yếu:

- Do tư tưởng cá nhân chủ nghĩa cục bộ địa phương, phe cánh, tranh giành chức vụ, chay chức quyền.

- Không tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình mang tính hình thức dẫn đến đoàn kết kém.

- Do gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền chạy công đỗ lỗi.

Từ đó có thể kết luận rằng chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân bao trùm xuyên suốt mà trung tâm là vì lợi ích cá nhân. Nếu ở đâu, nơi nào mất đoàn kết kéo dài và nghiêm trọng điều đó chỉ xãy ra ở đội ngũ cán bộ chủ chốt. Những vụ mất đoàn kết xãy ra trước bước ngoặc của lịch sử, đó là khi Đảng mới ra đời hay khi cách mạng chuyễn giai đoạn từ thời kỳ này đến thời kỳ khác.

Vận dụng sáng tạo những tư tưởng của M-A và L, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV và các nghị quyết hội nghị tiếp theo của Đảng ta đã tổng kết những bài học kinh nghiệm lớn về vấn đề này.

Bài học thứ nhất là sự đoàn kết thống nhất phải dựa trên cơ sở của CN Mác-lênin tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách đúng đắng của Đảng. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, yêu cầu chúng ta phải nắm vững về vai trò của đoàn kết, những tư tưởng cơ bản của CN Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết để làm nội dung và phương pháp trong xây dựng đoàn kết thống nhất phải quán triệt đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng để chúng ta làm cơ sở xây dựng sự đoàn kết của Đảng các cấp ủy phải đặc biệt coi trọng việc xây dựng chủ trương, nhiệm vụ chính trị và biện pháp lãnh đạo đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đơn vị.

Bài học thứ hai là: sự đoàn kết thống nhất trong Đảng phải dựa trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ. Tập trung dân chủ là nguyên tắc chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Đảng nhằm bảo đảm cho Đảng ta thống nhất một khốivề ý chí và hành động, yêu cầu trong sinh hoạt Đảng phải phát huy được dân chủ, mọi người được trình bày hết ý kiến của mình, khi đã biểu quyết thì phải làm theo nghị quyết, phải chấp hành theo đa số, ý kiến trái ngược thì được bảo lưu và báo cáo lên cấp trên, mọi đảng viên phải nêu cao ý thức t/chức kỹ luật.

Bài học thứ ba là: phải thường xuyên bồi dưỡng tình thân ái, tình đồng chí cho cán bộ đảng viên là biện pháp cần thiết để giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Yêu cầu các cấp ùy Đảng cần phải quan tâm giáo dục tự tưởng cách mạng và xây dựng tình đồng chí trong sáng, mỗi đảng viên phải có thái độ chân thành cởi mởtương trợ, khiêm tốn. Biết thông cảm và hết lòng gíp đỡ nhau vì nhiệm vụ chung.

Bài học thứ tư là: phải thương xuyên và nghiêm túc tự phê bình và phê bình, đây là phương pháp cơ bản để tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Bài học thứ năm là: xây dựng và bảo vệ hạt nhân lãnh đạo thực sự là trung tâm cho khối đại đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Qua những bài học kinh nghiêm về vấn đề đoàn kết có một số vấn đề cần chú ý để xây dựng củng cố khối đoàn kết thống nhất trong Đảng hiện nay là:

- Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhấn và chủ nghĩa cơ hội.

- Phải thấy rằng trong Đảng có sự khác nhau ý kiến về chủ trương, về biện pháp là điều bình thường, nhất là trong bước ngoặc lịch sử.

- Đảng phải xóa bỏ tình trạng đặc quyền đặc lợi về đoàn kết sinh hoạt và các chế độ đãi ngộ.

- Đảng phải quan tâm xây dựng dường lối, chính sách dúng, có cơ chế tổ chức hợp lý, quy chế làm việc rõ ràng, phong cách dân chủ, kiên quyết chống bện quan liêu gia trưởng.

- Đảng phải có biện pháp đặc biệt kiên quyết để xử lý những vụ mất đoàn kết.

Nghị quyết đại hội VIII có đề ra sáu điểm xử lý mất đoàn kết:

- Phải bố trí dúng người đứng đầu tổ chức Đảng và cơ quan chíh quyền cùng cấp.

- Phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Phải có quy chế công tác rõ ràng chặt chẽ, nhất là về công tác cán bộ.

- Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống kèn cưa, địa vị, cơ hội, cục bộ, bản vị, bè phái.

- Bồi dưỡng tình thương yêu đồng chí, tôn trọng lẫn nhau.

- Phát hiện sớm những hiện tượng mất đoàn kết, tạp trung giải quyết xử lý dứt điểm.

Nghị quyết ĐH Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu: xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn liền với việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực chính trị – kinh tế, văn hóa – xã hội ở tất cả các cấp các ngành, chính sách và pháp luật của Nhà nước là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân và sinh hoạt dân chủ trong xã hội.

Tóm lại, “đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công” đó là một quy luẫt sống còn của cách mạng, của Đảng ta. Đoàn kết là truyền thống quý báu của Đảng và nhân dân ta, là di sản vô giá mà chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, là nguồn góc sức mạnh tất thằng của cách mạng Việt Nam. Để giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng cần thực hiện đầy đủ dân chủ trong sinh hoạt Đảng, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình một cách trung thực thẳng thắng với tinh thần đồng chí, tôn trọng thương yêu nhau. Cần đấu tranh không khong nhượng chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cục bộ bản vị, địa phương chủ nghĩa, chống chủ nghĩa cơ hội và mọi biểu hiện bè phái trong d. giữ gìn và phát huy truyền thống đó là trách nhiệm của toàn Đảng. Toàn Đảng phải thực hiện nghiêm túc lời dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh, ra sức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Thực tiễn của Đảng ta trong những năm gần đây và nguyên nhân đổ vỡ của các ĐCS ở Đông Au và Liên Xô cho thấy ý nghĩa cực kỳ to lớn của việc giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Chúng ta cần ý thức sâu sắc lời dặn của Bác Hồ rằng đoàn kết thì sống, chia rẽ là tử./.

Bài 2: Đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Đoàn kết thống nhất trong Đảng là quy luậ trưởng thành của Đảng. Vì vậy khi đề cập đến vấn đề này, Mác-Angghen đã giành phần lớn trí tuệ trí tuệ và sức lực của mình để xây dựng chính Đảng độc lập, cách mạng của GC công nhân. Hai ông khẳng định: “sự thành công của phong trào công nhân ở mỗi nước chỉ có thể đảm bảo bằng sức mạnh của sự thống nất và sự có tổ chức” (Mác-Angghen tuyển tập, Tập 3, NXB ST, Hà Nội 1984, Trang 26).

Kế thừa tư tưởng của Mác-ăngghen và qua quá trình hoạt động xây dựng Đảng Lênin cho rằng: “sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân và đó là nguồn gốc sức mạnh vô địch và vô tận của Đảng” (Lênin Toàn Tập, Tập 2, NXB Tiến Bộ, Trang 107-108).Và để phát huy sức mạnh vô địch và vô tận đó, cần phải đấu tranh, thanh trừ chủ nghĩa cơ hội, cải lương và chủ nghĩa bè phái. Ngương chỉ rõ “trong một nước đang thực hiện chuyên chính vô sả thì một sự chia rẽ trong nội bộ GC vô sản hoặc giữa Đảng của GC vô sản với quần chúng vô sản không phải chỉ là nguy hiểm mà còn là cực kì nguy hiểm…” (Lênin Toàn Tập, Tập 42, Trang 336).

Đảng ta coi đoàn kết trong Đảng là sinh mệnh của Đảng, là vấn đề sống còn của cách mạng, là cơ sở để thống nhất GC là điều kiện để đoàn kết toàn dân đưa cách mạng đến thắng lợi. Do đó, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng và củng có sự đoàn kết thống nhất trong Đảng qua các thời kì khác nhau trên con đường cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”, điều lệ đầu tiên của Đảng thông qua tại đại hội I (3/1935) ghi rõ: Đảng là một khối thống nhất về tổ chức, hướng hành động. Đảng tuyệt đối không thoả hiệp với những xu hướng bè phái. Mọi sự chia rẽ là tội ác lớn nhất đối với Đảng. Đảng luôn nhắc nhở các cấp bộ Đảng, toàn thể Đảng viên phải hết sức quan tâm xây dựng và giữ gìn sự thống nhất như giữ gìn con ngương của mất mình.

Đoàn kết thống nhất trong Đảng phải dựa trên những cơ sở sau đây:

1.Đoàn kết thống nhất dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách đúng của Đảng. Đây là một bài học kinh nghiệm then chốt trong việc xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng. Bởi vì chỉ có trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng mới cung cấp cho chúang ta một thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn trong đánh giá, giải quyết các vấn đề. Xa rời nó thì sẽ mất phương hướng và xa rời mục tiêu đoàn kết của Đảng, dẽ rơi vào đoàn kết theo kiểu phường hội, cục bộ địa phương chủ nghĩa.

Quán triệt bài học này đòi hỏi chúng ta cần phải nắm vững được vị trí, vai trò của đoàn kết thống nhất và tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng về đoàn kết; mỗi cán bộ Đảng viên phải quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng để làm cơ sở cho đoàn kết thống nhất trong tư tưởng và tổ chức; các cấp ủy phải đặc biệt coi trọng việc xây dựng chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp lãnh đạo đúng đắn phù hợp với tình hình đơn vị.

2.Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng phải dựa trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc chỉ đạo và tổ chức hoạt động của Đảng để đem đến sự thống nhất trong ý chí và hành động, do đó chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ vừa là nguyên tắc vừa là biện pháp xây dựng đoàn kết thống nhất.

Chấp hành nguyên tắc này cần thực hiện những yêu cầu sau:

-Trong sinh hoạt Đảng phải phát huy dân chủ, tự do tư tưởng, mọi người được trình bày hết ý kiến của mình không bị một áp lực nào chi phối.

-Muốn có đoàn kết thì khi đã nhất trí thì phải nói và làm theo đa số “khi đã có kết luận của tập thể, đã hoàn thành nghị quyết tất cả mọi cán bộ, Đảng viên, không trừ một ai đều phải nói và làm theo nghị quyết của Đảng” (NQ Hội Nghị lần thứ V của BCH TW khoá VI). Y kiến trai ngược thì được bảo lưu, báo cáo cấp trên.

-Mọi Đảng viên phải nêu cao ý thức tổ chức kỉ luật và việc tăng cường kỉ luật goáp phần tăng cường đoàn kết thống nhất.

3.Sự đoàn kết thống nhất phải dựa trên tình thân ái, tình đồng chí của cán bộ Đảng viên.

Kin nghiệm cho thấy với thái độ chân thành cởi mở, tôn trọng nhau, biết thông cảm, khiêm tốn lắng nghe ý kiến của nhau, thường giúp đỡ nhau… sẽ tao nên bầu không khí đoàn kết thỏi mái trong tậ[ thể, từ đó tạo điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chung.

4.Thường xuyên và nghiêm túc tự phê bình và phê bình là một phương pháp căn bản để tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Tự phê bình và phê bình vừa là quy luật phát triển, xây dựng củng cố khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, vừa là phương pháp có hiệu quả để giáo dục, rèn luyện cán bộ Đảng viên. Do đó, cần phải có phương pháp, thái độ đúng đắn khi thực hiện tự phê bình và phê bình.

5.Xây dựng và bảo vệ hạt nhân lãnh đạo thực sự là trung tâm cho khối đại đoàn kết thống nhất trong Đảng. Chính vì vậy, Lênin đã khẳng định: “không có một trung tâm lãnh đạo thống nhất, không có một cơ quan trung ương thống nhất thì không có thống nhất thật sự trong Đảng” (Lênin Toàn Tập, Tập 11, NXB Tiến Bộ, 1979, Trang 210)

trên đây là những cơ sở cơ bản trong xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất trong Đảng. Qua các giai đoạn cách mạng Đảng ta luôn xem trọng, đề cao việc xâ dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng. Chính vì thế mà mặc dù đã trải qua nhiều khó khăn, gian khổ nhưng Đảng vẫn lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, từng bước đưa nước ta tiến vững chắc trên con đường xây dựng thành công chế độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Công cuộc xây dựng khốo đoàn kết thống nhất trong Đảng của Đảng ta đã thu được những kết quả hết sức to lớn, thể hiện ở những mặt sau:

-Đoàn kết là một truyền thống quý báu của Đảng. Đoàn kết thống nhất trong Đảng đã được thử thách và tôi luyệnn trong quá trình đấu tranh lâu dài lúc thuận lợi và khó khăm, lúc cách mạng phát triển bình thường cũng như là bước ngoặc.

-Đảng ta luôn đoàn kết thống nhất về mặt đường lối, thể hiện rõ trong BCH TW. Hiện nay trước tình hình trên thế giới và trong nước co nhiều diễn biến phức tạp nhưng Đảng vẫn phát huy truyền thống, kiên định mục tiêu lí tưởng, giữ vững nguyên tắc tổ chức và nêu cao tinh thần độc lập, sáng tạo, đưa đất nước vượt qua khó khăn, thủ thách.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả to lớn trên. Việc xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng vẫn còn một số tồn tại, khuyết điểm như:

-Chua7 nhất trí cao với một số vấn đề cơ bản cũng như một số vấn đề liên quan đến quan điển đường lối chủ trương chính sách lớn của Đảng.

-Có một số nơi nội bộ Đảng mất đoàn kết khá ngiêm trọng, chủ yếu là tranh giành địa vị chức vụ, lợi lộc nhất là cán bộ chủ chốt.

-Có nới còn vì mâu thuẫn cá nhân mà tập hợp lực lượng thành bè cánh ở trong Đảng và trong nhân dân để chống đối nhau, gây mất đoàn kết và mất ổn định xã hội.

-Còn có tình trạng khá phổ biến: trong hội nghị thì nhấttrí nhưng ra ngoài thì nói khác hoặc không thực hiện, nói một đằng làm một nẻo. Đương chức thì nói kiểu này nhưng khi chuyển công tác hoặc ngỉ hưu thì moi móc.

Trong đây là những tồn tại mà công tác xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng của Đảng ta chưa khắc phục được. Sở dĩ có tình trạng đó là do những nguên nhân sau đây:

-Do tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, cục bộ địa phương, phe cánh, tranh giành chức vụ.

-Do không tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, không thực hiện tốt tự phê bình.

-Do tư tưởng độc đoán chuyên quyền, tranh công đổ tội

nguyên nhân sân xa của tình trạnh trên là xuất phát từ lợi ích, nổi bật là lợi ích kinh tế. chính vì vậy để giải quyết vấn đề trên cần phải giải quyết tốt vấn đề lợi ích.

Trước thực trang đoàn kết thống nhất trong Đảng như trên, Đảng ta đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao củng cố đoàn kết thống nhất trong Đảng, nổi bật là những giải pháp cơ bản sau:

-Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cơ hội.

Khi một Đảng đã có chính quyền thì thường mất đi sự sàng lọc tự nhiên; mặt khác sự hấp dẫn của Đảng cầm quyền lại lớn, nên bọn cơ hội thường tìm mọi cách chui vào Đảng. Chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc của chủ nghĩa cơ hội. Sự rạn nứt đi đến tan rã là xu hướng vận động của một tổ chức trong đó có sự hoạt động của chủ nghĩa vo chính phủ. Giữa chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa cơ hội có quan hệ biện chứng với nhau. Chủ nghĩa vô chính phủ là một biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội về mặt hình thức. Bè phái, phe nhóm là cơ sở tồn tại của chủ nghĩa cơ hội trong Đảng. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “do chủ nghĩa cá nhân mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức kỉ luật, kém tinh thần trách nhiệm…” (Hồ Chí Minh Toàn Tập, NXB CTQG, Hà Nội 1996, Tập 8, Trang 484).

-Trong dgcó sự khác nhau về ý kiến, chủ trương, biện pháp… là điều bình thường, nhất là trướng những bước ngoặc của lịch sử. Đảng phải biết chờ đợi, bình tĩnh, dân chủ để giải quyết những ý kiên khác nhau trong đó, không được để phát triển thành những bất đồng, xung đột cá nhân.

-Đảng phải xoá bỏ tình trạng đặc quyền, đặc lợi về điều kiện sinh hoạt và các chế độ đãi ngộ khác nhau trong Đảng. Bất bình đẳng về lợi ích kinh tế không thể tạo nên sự thống nhất về tư tưởng cũng như hành động.

-Đảng quan tâm xây dựng một đường lối, chính sách đúng, cơ chế tổ chú7c hợp lí, quy chế làm việc rõ ràng, phong cách dân chủ, kiên quyết chống bệnh quan liêu, gia trưởng. Kinh nghiệm cho thấy, ở đâu thiếu những điều kiện đó thì ở đó thiếu sự thống nhất về tư tưởng và tổ chức. Đường lối đúng là cơ sở cho sự đoàn kết. Ngược lại, đường lối sai là nguồn gốc của sự phân tán, chia rẽ. Cơ chế đ1ng đảm bảo cho bộ máy vận động thống nhất, ngược lại lại cơ chế sai tạo ra sự bao biện và cả kẽ hở làm cho hành động không thống nhất.

Chủ nghĩa quan liêu, gia trưởng, mất dân chủ không thể tạo được bầu không khí cởi mở, thân ái trong tấp thể.

-Đảng cần có những biện pháp đặc biệt kiên quyết để xử lí những vụ mất đoàn kết như: Bố trí người đứng đầu phù hợp; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; có quy chế công tác rõ ràng chặt chẽ, nhất là công tác cán bộ; thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống kèn cựa địa vị, cơ hội, cục bộ, bè phái… bồi dưỡng tình thương yêu tôn trọng đồng chí, giúp đỡ lẫn nhau; phát hiện sớm hiện tượng mất đoàn kết, giải quyết và xử lí dứt điểm.

Tóm lại: Xây dựng khối đoàn kết thống nhất vững chắc là quy luật trưởng thành của một Đảng cộng sản chân chính. ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX cho rằng: Thực hiện đại đoàn kết là kế thừa truỳ6n thống quý báu của dân tộc, là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đai hội chỉ rõ “thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay ở nước ngoài. Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng đến tương lai… xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với hiệu qủa phát huy dân chủ trong xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực chíng trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở tất cả các cấp, các ngành”. (VKĐH IX, NXB CTQG, HN 2001, Trang 45).

Câu 5: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” (Hồ Chí Minh toàn tập – tập 10, NXB ST 1989, trang 142). Hãy phân tích nội dung tư tưởng câu nói trên của Hồ Chủ Tịch về vị trí, tầm quan trọng của tổ chức cơ sở Đảng: ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đối với yêu cầu tiếp tục đổi mới chỉnh đốn tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương, đơn vị.

ĐCS Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam là đội ngũ thống nhất về chính trị tư tưởng trên cơ sở CN Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, một đội ngũ có tổ chức chặt chẽ khoa học. Tính tổ chức của thể hiện trước tiên ở chỗ Đảng là một hệ thống các tổ chức từ Trung ương đến địa phương, được xây dựng theo nước ta tập trung dân chủ, trong hệ thống đó các tổ chức cơ sở Đảng là cấp tổ chức nền tảng, là những đơn vị chiến đấu cơ bản, những tế bào của Đảng, chất lượng các Đảng bộ, Chi bộ cơ sở là yếu tố tạo nên chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, đến uy tín của Đảng trước quần chúng nhân dân. Nói về vị trí tầm quan trọng của tổ chức cơ sở Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”.

Trước hết chúng ta cần hiểu tổ chức cơ sở Đảng là gì? Theo điều 21 chương 5 điều lệ ĐCS Việt Nam ghi: “tổ chức cơ sở Đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” (điều lệ ĐCS Việt Nam, tr 132)

Học thuyết về chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân đã khẳng định: các tổ chức cơ sở Đảng trong giai đoạn phát triển là một trong những khâu quan trọng trong hệ thống tổ chức và trong thực hiện sự Đảng của Đảng. Chính vai trò đó nói lên vị trí nến tảng tổ chức cơ sở Đảng, mà trên đó Đảng được xây dựng và trưởng thành.

Tổ chức cơ sở Đảng giữ một vị trí không thể thiếu trong hệ thống tổ chức của Đảng, ở chỗ nó lập thành nền tảng của Đảng. Việc đổi mới nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trước hết phải bắt đều từ tổ chức cơ sở Đảng.

Tổ chức cơ sở Đảng giữ vai trò to lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ các mặt hoạt động của Đảng. Trước hết tổ chức cơ sở Đảng là cấp trực tiếp gắn bó với quần chúng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị tại cơ sở. Để thực hiện vai trò là đội tiên phong chính trị của toàn xã hội Đảng cần tăng cường mối liên hệ giữa tổ chức Đảng và đảng viên với nhân dân, chú trọng xây dựng và kiện toàn tổ chức, phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước và vai trò đoàn thể quần chúng. Với ý nghĩa đó, các tổ chức cơ sở Đảng là tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân, là trực tiếp bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng tại đơn vị cơ sở. Tổ chức cơ sở Đảng lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực đời sống xã hội tại cơ sở, tập hợp động viên quần chúng vận động sáng tạo các nghị quyết, chủ trương của cấp trên biến nó thành hiện thực trong cuộc sống.

Tổ chức cơ sở Đảng là các tổ chức trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng. Để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới và chỉnh đốn. Với ý nghĩa đó công tác xây dựng nội bộ Đảng của các tổ chức cơ sở Đảng là khâu trọng yếu của toàn bộ công tác xây dựng Đảng nói chung. Tổ chức cơ sở Đảng là nét thực hiện củng cố kiện toàn tổ chức, chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ tạo nguồn cán bộ, nâng cao đội ngũ đảng viên và kết nạp thêm đảng viên mới tạo nguồn sức mạnh cho Đảng; là nơi thực hiện chế độ sinh hoạt Đảng, tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng các tổ chức cơ sở của mình. Trong đoàn kết bí mật, Đảng đã chú trọng và xây dựng tổ chức các chi bộ cộng sản ở những vùng nông thôn, các khu công nghiệp động công nhân và trong học sinh, sinh viên, giới trí thức nhằm tuyên truyền cổ động tổ chức quần chúng đứng lên đấu tranh giành chính quyền.

Trong điều kiện đất nước hòa bình thống nhất cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn coi các tổ chức cơ sở Đảng là các tổ chức nền tảng, là những đơn vị chiến đấu cơ bản những tế bào của Đảng, chất lượng các Đảng bộ cơ sở là yếu tố tạo nên chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, đến uy tín của Đảng trước quần chúng nhân dân. Từ những bài học thành công và chưa thành công của tổ chức cơ sở Đảng, Đảng ta đã nhận định: “những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng đã khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức cơ sở Đảng, nhưng mặt khác, sự yếu kém của nhiều tổ chức cơ sở Đảng đã hạn chế những thành tựu của cách mạng”. Sự nhận định đó càng làm sâu sắc thêm nhận định của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”.

Bước vào công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng các tổ chức cơ sở Đảng. Theo đánh giá của ĐH VIII của Đảng cả nước có 40.330 tổ chức cơ sở Đảng (Đảng bộ cơ sở chiếm 37%, chi bộ cơ sở chiếm 63%) trong đó tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh 40 – 50%, yếu kém 10%).

Về ưu điểm: phần lớn các tổ chức cơ sở Đảng thường xuyên được củng cố, tạo được sự thống nhất về tư tưởng chính trị, nâng cao ý thức xây dựng Đảng, nền nếp và nội dung sinh hoạt, được duy trì và cải tiến theo hướng nâng cao chất lượng. Triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, cơ sở hạ tầng được xây dựng, thực hiện tốt chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo…, tạo được sự ủng hộ đồng tình của nhân dân, từ đó tạo điều kiện mở rộng việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, thu hẹp diện yếu kém.

Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng so với yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, chất lượng hiệu quả hoạt động và năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng còn khoảng cách khá xa và còn nhiều bất cập. Tổ chức cơ sở Đảng nhiều nơi yếu kém, có nơi tê liệt, phương thức lãnh đạo và sinh hoạt lúng túngco1 tình trạng vừa kém dân chủ vừa thiếu kỷ luật kỷ cương. Một số cán bộ cấp ủy chưa tôn trọng và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; bệnh quan liêu độc đoán cục bộ, địa phương, cá nhân chủ nghĩa rất nặng. Không ít nơi nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng. Việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng nhiều nơi nhiều lúc chưa bám sát tiêu chuẩn, chưa đúng thực chất tình trạng “mạnh giả, yếu thật” còn rất phổ biến, nhiều tổ chức cơ sở Đảng được công nhận trong sạch vững mạnh nhưng việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở đạt hiệu quả thấp.

Chính vì vậy, củng cố tổ chức cơ sở Đảng đến nay vẫn là một vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng như nghị quyết Trung ương VI lần 2 đã đề ra. Trong cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng lần này là một trong mười nhiệm vụ quan trọng mà Đảng ta đã ra là “củng cố tổ chức, tăng cường sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng”. Về nhiệm vụ này, trong diễn văn kỷ niệm 109 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh và 30 năm thực hiện di chúc của Người đồng chí tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nêu rõ: một việc rất quan trọng, rất cơ bản là củng cố tổ chức cơ sở Đản, đưa toàn bộ các chế độ sinh hoạt, học tập, phê bình và tự phê bình thành nề nếp; làm tốt việc phân công và kiểm tra công tác của đảng viên để nâng cao sức chiến đ16u và năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng.

Như vậy lần này, Đảng ta đòi hỏi rất cao đối với tổ chức cơ sở Đảng. Vì rằng trong cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay, nhiều hoạt động diễn ra ở cơ sở. muốn thế phải tập trung làm tốt các nhiệm vụ sau:

Trước hết phải xác định đúng đắn nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở Đảng, vận dụng các nghị quyết và chủ trương cấp trên, những đặc điểm tâm tư nguyện vọng của nhân dân ở cơ sở để xác định phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu phù hợp, trên cơ sở đó tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, tạo ra chuyển biến đồng bộ, toàn diện tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương, cơ sở.

Đổi mới nâng cao chất lượng Đảng ủy, chi ủy, đặc biệt tiêu chuẩn, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Đảng ủy, chi ủy phải thực sự là những người có đủ phẩm chất chính trị, đủ kiến thức và năng lực tổ chức thực hiện, có đạo đức lối sống cách mạng đáp ứng yêu cầu đổi mới. Riêng đối với đồng chí bí thư cấp ủy, ngoài tiêu chuẩn chung của cấp ủy còn phải là người tiêu biểu nhất cho tập thể cấp ủy và Đảng bộ, phải am hiểu công tác Đảng và công tác quần chúng, phải là người có uy tín, có khả năng phối hợp điều hành hoạt động tập thể, là trung tâm đoàn kết của toàn Đảng bộ.

Cải tiến chất lượng sinh hoạt cấp ủy và sinh hoạt Đảng bộ, chi bộ, bảo đảm các nguyên tắc tập trung dân chủ , tự phê bình và phê bình. Các uộc sinh hoạt không nê xa đà vào các công việc của chính quyền mà tập trung vào những vấn đề trong yếu của cơ sở nhất là thảo luận, bàn bạc kỹ các giải pháp để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, chi bộ.

Đội ngũ đảng viên là tế bào của tổ chức cơ sở Đảng “chi bộ tốt là do đảng viên tốt”, vì thế phải chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên đông về số lượng, mạnh về chất lượng. Phải làm tốt việc phân công quản lý và kiểm tra đảng viên chấp hành. Tạo điều kiện cho đảng viên được học tập nâng cao trình độ, cống hiến cho địa phương và xử lý nghiêm minh, kịp thời những đảng viên vi phạn tư cách. Nghi quyết Trung ương 6 lần 2 quy định tổ chức cơ sở Đảng nơi đảng viên công tác phải chủ động thường xuyên hoặc định kỳ liên hệ với cơ sở Đảng nới đảng viên cư trú để nắm rõ hoạt động sinh hoạt của đảng viên nới ấy. Qua đó góp phần ngăn ngừa vi phạm và thúc đẩy đảng viên gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

Chú trong đào tạo bồi dưỡng và bố trí cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị ở cơ sở vừa đáp ứng yêu cầu nguồn cán bộ đảm đang nhiệm vụ chính trị địa phương, vừa bổ sung chop cấp trên những cán bộ đầy đủ phẩm chất năng lực để bố trí vào những vị trí cao hơn.

Là cấp trực tiếp gắn bó với quần chúng, vì thế phải tổ chức tốt việc quần chúng tham gia xây dựng Đảng từ cơ sở. các tổ chức cơ sở Đảng phải có cơ chế thích hợp để thực hiện phương châm “dân biết dân bàn, dân kiểm tra” tạo điều kiện cho dân tham gia đóng góp vào các chương trình, kế họach công tác, đóng góp hoạt động của cấp ủy và đảng viên. Trước mắt các tổ chức cơ sở Đảng phải quán triệt và thực hiện tốt chỉ thị 30/CTTW ngày 18.02.98 của Bộ chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Đẩy mạnh việc củng cố và kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng thu hẹp việc đánh giá phân lọai tổ chức cơ sở Đảng phải bám sát tiêu chuẩn bảo đảm đúng thực chất. Trên cơ sở đó, diện cơ sở yếu kém tổng kết để rút kinh nghiệm của những cơ sở Đảng vững mạnh.

Đề cao trách nhiệm và tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp trên, trước tiên là cấp trên trực tiếp. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên đối với cơ sở phải thường xuyên coi trọng hướng dẫn kiểm tra, chăm lo đào tạo quản lý đội ngũ đảng viên, cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt. Kịp thời phát hiện và giúp đỡ thiết thực những cơ sở gặp khó khăn, nội bộ mất đoàn kết. Song điều chủ yếu là sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên phải bảo đảm những yếu tố cơ bản để cơ sở chủ động vươn lên.

Tóm lại, lý luận và thực tiễn đã chứng minh, dù ở giai đoạn nào trên co đường phát triển của cách mạng do Đảng lãnh đạo, với vị trí nền tảng của mình, các tổ chức cơ sở Đảng luôn có vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là người bảo đảm cho dường lối chính sách của Đảng được tổ chức thực hiện có kết quả ở đơn vị cơ sở. Đứng trước vai trò của sự nghiệp cách mạng ở giai đoạn mới, nhất là khi các thế lực thù địch đang thực hiện âm mưu diễn biến hòa bàinh tập trung mũi nhọn vào việc chống phá Đảng ta thì việc nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng là một trong những vấn đề bức thiết đang đặt ra cho công tác xây dựng Đảng hiện nay. Chỉ có trên cơ sở nắm vững lý luận và kinh nghiệm thực tiển với một trách nhiệm đầy đủ của cấp ủy các cấp và của từng đảng viên mới xây dựng được tổ chức cơ sở Đảng ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng hiện nay.

Câu 8: Cần động viên mọi tiềm năng sáng tạo, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đồng chí hãy phân tích khẳng định trên của Đảng, ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đối với yêu cầu đổi mới nội dung công tác quần chúng của Đảng, đáp ứng giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Công tác quần chúng của Đảng, hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ hoạt động của Đảng cộng sản nhằm tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Trong chủ nghĩa xã hội, mối liên hệ đó được thể hiện sinh động bằng đường lối, chính sách đó thông qua nhà nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội và tổ chức Đảng.

Như vậy, nói đến công tác quần chúng là nói đến số đông dân cư, nhân dân, dân tộc, quốc gia. Quần chúng là phạm trù mang tính lịch sử vì mỗi thời kỳ lịch sử thì số lượng, trình độ… chính trị quần chúng khác nhau. Trong xã hội phong kiến, quần chúng là giai cấp nông dân. Trong xã hội tư bản quần chúng lao động không chỉ là nông dân mà còn là giai cấp công nhân. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa quần chúng bao gồm công nhân, nông dân, trí thức.

Vậy công tác vận động quần chúng là gì?. Là toàn bộ hoạt động của Đảng cộng sản nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân để tán thành lực lượng cách mạng, để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là tiêu chí để đánh giá Đảng cách mạng hay không?, Đảng cơ hội hay đảng cải lương. Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là mối quan hệ biện chứng, tác động hai chiều. Một mặt Đảng chịu trách nhiệm mọi mặt với nhân dân, chăm lo bảo vệ quyền lợi cho nhân dân, có trách nhiệm giúp đỡ, dẫn dắt nhân dân. Mặt ngược lại về phía nhân dân cũng thực hiện thái độ trách nhiệm của mình trước sự nghiệp cách mạng do đảng đứng ra tổ chức. Vì vậy, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là một tất yếu khách quan để giành thắng lợi của cách mạng. Lênin đã chỉ rõ: “Chúng ta cần những đảng viên có liên hệ thực tế thường xuyên với quần chúng và biết lãnh đạo quần chúng đó, vì trong quần chúng nhân dân chúng ta chỉ tựa như một giọt nước trong đại dương và chỉ khi nào hiểu được đúng ý nguyện của nhân dân thì chúng ta mới quản lý nhà nước được”.

Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò quần chúng và công tác vận động quần chúng được thể hiện: trong xã hội loài người không phải ngay từ đầu người ta đã nhận thức và nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về vai trò, vị trí của quần chúng nhân dân lao động mà phải trãi qua một giai đoạn lịch sử nhất định. Vai trò của quần chúng nhân dân lao động trong lịch sử mới được thừa nhận ngày càng nâng cao theo đà tiến hóa của lịch sử nhân loại.

Mác có sáng kiến là quan niệm duy vật lề lịch sử dẫn đến quan niệm thay đổi về lịch sử thế giới. Mác chỉ ra các quy luật phát triển của xã hội loài người. Mác đã chỉ ra được động lực cuộc cách mạng xã hội. Vì vậy, chủ nghĩa Mác cho rằng quần chúng nhân dân lao động là người sáng tạo chân chính ra lịch sử. Thứ hai là học thuyết giá trị thặng dư, Mác chỉ ra sự hình thành phát triển xã hội tư bản và sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản.

Lênin nhấn mạnh, muốn khai thác sức mạnh của quần chúng thì phải đặt quần chúng dưới sự lãnh đạo của đảng cách mạng, chúng ta cần những đảng có liên hệ thực tế và thường xuyên với quần chúng và biết lãnh đạo quần chúng đó. Đặc biệt nhấn mạnh phải luôn giữ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.

Đảng ta khẳng định và quán triệt quan điểm nghiêm túc chủ nghĩa Mác-Lênin về công tác vận động quần chúng, được thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Bác nói: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng nhân dân, không có gì vinh dự hơn được phục vụ nhân dân”. Đảng ta có trí tuệ, có cách mạng và khoa học, lãnh đạo tốt nhân dân lao động.

Thể hiện trong văn kiện nghị quyết của Đảng (Văn kiện đại hội III, 1960) “Đảng là sự nghiệp cách mạng, là sự nghiệp của quần chúng chứ không phải là sự nghiệp riêng của cá nhân, anh hùng nào”. Thành công của Đảng ta là vì Đảng biết tìm cách và phát huy lực lượng cách mạng vô tận trong nhân dân và lãnh đạo nhân dân chiến đấu dưới lá cờ bách chiến bách thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong văn kiện đại hội VI Đảng khẳng định “lấy dân làm gốc”. Đại hội VII: “toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, sức mạnh của Đảng là mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, quan hệ xa rời quần chúng là làm giảm sức mạnh của Đảng và nhà nước”.

Những đặc điểm mới có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quần chúng của Đảng trong thời kỳ mới ta cần lưu ý: đó là cách mạng nước ta có sự đổi mới, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật, trong điều kiện có nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân và đang từng bước được hoàn thiện. Do điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế, do đối đầu trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tệ tham nhũng và diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

Thực trạng công tác quần chúng thời gian qua được phản ánh như sau: từ đại hội VI của Đảng và sau hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành trung ương (NQ8B) khóa VI đến nay, nhận thức mới của Đảng và chính quyền, các đoàn thể quần chúng được nâng cao hơn trước. Trong hoạt động có thể hiện có hiệu quả rõ hơn, Đảng gắn bó với dân hơn, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và ngược lại được nâng cao hơn. Tạo được nhiều phong trào cách mạng trong nhân dân, nổi bật nhất là các lĩnh vực về kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân ở các hoạt động nhân đạo, từ thiện, lĩnh vực an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, thực trạng công tác quần chúng của Đảng, của nhà nước còn nhược điểm là cụ thể hóa quan điểm, tư tưởng về công tác dân vận thành luật pháp, cơ chế chính sách còn chậm, chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, chưa sơ tổng kết thực tiễn. Còn một bộ phận cán bộ đảng viên chưa sâu sát với nhân dân, chưa biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, thậm chí có một bộ phận tỏ ra thoái hóa biến chất làm cản trở tiến hóa của Đảng. Mặt trận, đoàn thể còn lúng túng trong đổi mới tổ chức hoạt động. Do đó sức mạnh thu hút hội viên còn hạn chế.

Trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, coi nhẹ công tác quần chúng là trái với đường lối quan điểm của Đảng, tất yếu sẽ dẫn đến quan liêu, xa rời quần chúng làm giảm sức mạnh của Đảng và nhà nước, hạn chế sự phát triển của công cuộc đổi mới. Nếu tình trạng đó kéo dài và ở một mức độ nghiêm trọng sẽ dẫn đội tiên phong của giai cấp công nhân đến chỗ tiêu vong. Vì vậy, bài học “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” và tầm quan trọng của công tác quần chúng luôn là bài học lịch sử vô giá của cách mạng nước ta.

Do đó, trong giai đoạn mới hiện nay, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đảng có những quan điểm mới chiến đấu công tác dân vận như sau:

-Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân được Đảng ta đặt lên hàng đầu. Vì đây là quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đó là sự kế thừa và phát triển tư tưởng “lấy dân làm gốc” của cha ông chúng ta Đảng đặt lên vị trí hàng đầu vì muốn nhấn mạnh tới vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng và phương pháp cách mạng của Đảng, đó là phải dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân để tiến hành đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

-Phải xác định rõ mục tiêu của công tác dân vận, động viên mọi tiềm năng sáng tạo trong nhân dân, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đây là mục tiêu chung của Đảng. Còn mục tiêu chung của công tác dân vận là nhằm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, mở rộng dân chủ.

-Đảng xác định động lực cách mạng, động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng thiết thực lợi ích của nhân dân, kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất nghĩa vụ và quyền lợi của nhân dân, giải quyết vật chất lẫn lợi ích tinh thần, tức giải quyết kinh tế lẫn với lợi ích chính trị, giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân người lao động với tập thể và toàn thể xã hội. Giải quyết lợi ích nhân dân là động lực trực tiếp nhất.

Tiếp tục đa dạng hóa hình thức tập hợp quần chúng như tự nguyện, tự lo ngân sách, công khai về mặt mục đích, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng. Vận động nhân dân nâng cao cảnh giác cách mạng.

-Coi trọng công tác vận động quần chúng nhân dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Phương hướng chung của công tác quần chúng trong thời gian tới là thực hiện đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Trong thời kỳ mới nhân dân ta có điều kiện mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng. Đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi người trong đại gia đình Việt Nam dù sống trong nước hay định cư ở nước ngoài, phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, vì mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc thống nhất tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh lấy mục tiêu để làm điểm tương đồng. Đồng thời chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của cả dân tộc cùng nhau xó bỏ định kiến, mặc cảm, hướng tới tương lai, xây dựng tinh thần đại đoàn kết, cởi mở, tin cậy lẫn nhau.

Trong những năm tới, cần động viên mọi tiềm năng sáng tạo, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo mục tiêu của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra: phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại.

Những biện pháp của công tác quần chúng cần thực hiện phải thể hiện cụ thể là: tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận. Trước hết xác định rõ nội dung sự lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận và các đoàn thể, Đảng biết phát huy tính chất của các đoàn thể nhân dân (đoàn thể là một cấu trúc của xã hội) phát huy cho được tính chất cộng đồng của đoàn thể quần chúng, lãnh đạo để đoàn thể thực hiện tốt vai trò, vị trí xã hội của các đoàn thể, lãnh đạo thông qua cấp ủy hoặc người đứng đầu cấp ủy. Đảng lãnh đạo thông qua hoạt động công tác của mỗi cán bộ đảng viên lãnh đạo công tác quản lý của nhà nước đối với các đoàn thể. Về phía đoàn thể chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, kiện toàn đội ngũ cán bộ đoàn thể.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế làm chủ tập thể của nhân dân, tăng cường việc tiếp thu ý kiến của nhân dân, tiếp tục tốt phong trào quần chúng gắn với nhiệm vụ kinh tế-xã hội. Chăm lo đội ngũ cán bộ dân vận và đối xử công tác dân vận thực sự khoa học.

Công tác quần chúng là công tác đối với con người “phát huy sức mạnh của nhân tố và vì con người hiểu biết và thực tế hơn là sự phát triển toàn diện những đặc điểm hình thành cơ cấu xã hội mới, những nét riêng trong thái độ quần chúng. Do đó, cần hiểu biết thực tế hơn về trạng thái tinh thần và tâm lý của từng đối tượng (đối tượng nhân dân). Khoa học công tác quần chúng là khoa học về con người, Mác đã nói: “tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.

Cho nên trong việc tìm hiểu tình hình quần chúng và tiến hành công tác quần chúng cần có cả khoa học xã hội, tự nhiên để xử lý một cách khoa học, tránh chủ quan, tùy tiện, duy ý chí, kinh nghiệm chủ nghĩa, máy móc, rập khuôn… Khắc phục cách vận động quần chúng đơn giản, tùy tiện, quan liêu, hành chính hóa.

Việc tiến hành tìm hiểu thực trạng quần chúng và công tác vận động quần chúng phải được tiến hành cả chiều rộng lẫn chiều sâu, phải nghiên cứu, khảo sát không những tình hình tư tưởng chính trị của quần chúng mà cả tình hình đời sống vật chất và văn hóa, trình độ về mọi mặt, những nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng trên trên từng địa bàn nhất định, trong từng lĩnh vực hoạt động.

Nghiên cứu tình hình quần chúng trong sự biến động, dự báo chuyển biến trong tương lai, từ đó mới có biện pháp, hình thức giáo dục thích hợp, tập hợp quần chúng, xây dựng tổ chức,đổi mới cán bộ, nội dung và phương thức hoạt động của Đảng, đoàn thể nhân dân và của các cơ quan nhà nước. Giữ vững và tăng cường giữa Đảng và nhà nước với nhân dân.

Thực hiện được tốt phương hướng trên sẽ động viên được mọi tiềm năng sáng tạo, phát huy tính tích cực vai trò làm chủ của nhân dân góp phần đắc lực, tiếp tục thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./.

Bài 2: Tổ chức cơ sở Đảng.

Đảng CSVN-đội tiên phong của GC công nhân Việt Nam-là một đội ngũ thống nhất về chính trị, tư tưởng trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, một đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, khoa học. Tình tổ chức của Đảng thể hiện trước tiên ở chỗ Đảng là một hệ thống các cấp tổ chức từ TW đến cơ sở, được xây dựng teho nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong hệ thống đó. Các tổ chức cơ sở-chi bộ cơ sở và Đảng bộ cơ sở-lập thành nền tảng của Đảng.

Trong hệ thống tổ chức của Đảng, mỗi cấp có vị trí, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Cấp cơ sở là nền tảng của Đảng, của cả hệ thống chính trị; nơi trực tiếp triển khai và tổ chức thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng cấp trên, biến các đường lối và nghị quyết đó thành hiện thực.

Khái niệm tổ chức cơ sở Đảng được Đảng ta ghi rõ ở điểu 21 điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam:

Tổ chức cơ sở Đảng là đơn vị cơ sở (xã, phường, thị trấn, cơ quan, hợp tác xã, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác) có từ 3 đảng viên chính thức trở lên. Tổ chức cơ sở Đảng dước 30 đảng viên lập chi bộ cơ sở có các tổ chức Đảng trực thuộc. Tổ chức cơ sở Đảng có từ 30 đảng viên trở lên, lập Đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc Đảng ủy.

Những trường hợp: Lập Đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ 30 đảng viên, lập chi bộ trực thuộc Đảng ủy, cơ sở có hơn 30 đảng viên lập Đảng ủy bộ phận trực thuộc Đảng ủy cơ sở, cấp ủy cấp dưới phải báo cáo và được cấp ủy cấp trên đồng ý mới thực hiện.

Theo quy định trên, khái niệm tổ chức cơ sở Đảng được gọi chung cho cả Đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở tuỳ thuộc vào số lượng đảng viên và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể từng đơn vị cơ sở.

Đảng CSVN và chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng tổ chức cơ sở Đảng. Dù ở bất kì giai đoạn cách mạng nào, Đảng ta luôn khẳng địng tổ chức cơ sở Đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở đơn vị cơ sở “mỗi chi bộ của Đảng, phải là hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liuên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng” (Hồ Chí Minh Toàn Tập, Tập 11, NXB CTQG, HN 2000, Trang 23).

Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng được khái quát và khẳng định ở những nội dung sau:

+Tổ chức cơ sở Đảng là nơi nối liền các cơ quan lãnh đạo cấp trên của quần chúng, là chiếc cầu, là bản lề gắn bó Đảng với dân. Mọi tậm tư, nguyện vọng chính đáng cùa dân vì thế được phản ánh kịp thời lên tổ chức Đảng cấp trên thông qua chi bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở.

+Tổ chức cơ sở Đảng là nơi trực tiếpđưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào quần chúng và tổ chức cho quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách đó.

+Tổ chức cơ sở Đảng còn là nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện, kết nạp và sàng lọc đảng viên; nơi đào tạo cán bộ cho Đảng; nơi xuất phát để cử ra cơ quan lãnh đạo cấp trên của Đảng; là cửa ngõ quan trọng bảo đảm tính tiên phong, tính trong sạch của Đảng ta.

Trong điều kiện dất nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lí của nhà nước, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng càng trở nên quan trọng. Nghị Quyết đại hội lần thứ 5 BCH TW khoá VI đã nêu: “trong điều kiện chuyển sang thực hiện cơ chế quản lí mới, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của các đơn vị kinh tế cơ sở, mở rộng dân chủ XHCN, các tổ chức cơ sở Đảng phải thực sự làm hạt nhân lãnh đạo chính trị trong các tập thể lao động”…Với vai trò đó, các Đảng bộ cơ sở phải nâng cao chất lượng trong hoạt động thực tiễn của mình, bảo đảm cho công cuộc đổi mới được thực hiện trên thực tế ở đơn vị cơ sở, đồng thời, từ thực tiễn cuộc sông đóng góp ý kiến với Đảng, nhà nước hoà chỉnh đường lối chủ trương, chính sách và pháp luật.

Từ sau khi thực hiện chính sách mở cửa đến nay, Đảng ta đã ra sức xây dựng và kiện toàn các tổ chức cơ sở Đảng trong giai đoạn cách mạng mới và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như gắn liền với những thành tựu bước đầu trobng sự nghiệp đổi mới, cá tổ chức cơ sở Đảng vẫn kiên định đường lối và quan điểm cách mạng đúng đắn của Đảng, lãnh đạo nhân dân thực hiện có hiệu quả chính sách và cơ chế quản lí mới. Có tiến bộ trong việc thực hiện dân chủ trong Đảng và trong nhân dân. Nâng cao một bước chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, nhiều Đảng bộ địa phương tiến hành tổ chức lại các chi bộ, kiện toàn bộ máy, tinh giảm biêbn chế theo yêu cầu thực hiện cơ chế mới.

Qua đai hội Đảng bộ cơ sở có một bước kiện toàn cấp ủy và đội ngũ cốt cán ở nhiều Đảng bộ. Tuy nhiên, trong nhiều địa phương, nhiều ngành, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng còn yếu, lúng túng trong đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo trước yêu cầu đổi mới của đổi mối của cơ chế quản li kinh tế, quản lí xã hội ở cơ sở; không ít Đảng bộ buông lỏng công tác giáo dục, kiểm tra, quản lí đảng viên, sinh hoạt Đảng chất lượng kém; một số đảng viên cá nhâ cơ hội cục bộ, phe cánh gây mất đoàn kết trong Đảng; đội ngũ cán bộ cơ sở thay đổi nhiều nhưng chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng, thiếu thống nhất.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là:

+Trong khi Đảng chuyển sang cơ chế mới, tổ chức cơ sở Đảng gặp nhiều lúng túng, Đảng ta chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng chưa kịp thời còn hữu khuynh một số mặt.

+Thiếu ban hành chính sách đối với cán bộ cơ sở, nhất là chính sách đào tạo và đãi ngộ.

+Trong chỉ đạo còn mắc bệnh quan liêu, cấp trên xa cơ sở, cơ sở xa dân.

ĐH IX đã chĩ rõ: “những khuyết điểm nêu trên là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trực tiếp và chủ yếu là do nhiều cấp ủy và tổ chức Đảng, kể cả BCH TW và BCT, tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhưng chỉ đạo chưa tập trung và thiếu kiên quyết; chủ trương, biện pháp thiếu đồng bộ; chưa chỉ đạo tất việc kết hợp tự phê bình và phê bình với kiện toàn tổ chức, đổi mới cơ chế, chính sách, chỉnh đốn các khâu quản lí kinh tế, tài chính và tăng cường công tác giáo dục, quản lí cán bộ, đảng viên…” (VK IX, NXB CTQG, HN 2001, Tr 139).

Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiên nay đòi hỏi Đảng ta phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Đó là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách của toàn Đảng. Với vị trí vai trò của mình sự vươn lên của các Đảng bộ cơ sở sẽ là yếu tố tác động tích cực đến kết quả của quá trình đó. Trên cơ sở những yêu cầu đổi mới và chỉnh đốn Đảng, đồng thời từ thực trạng của các tổ chức cơ sở Đảng, việc nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở Đảng cần đáp ứng những yêu câu sau đây:

-Làm cho cơ sở quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nghị quyết cấp trên, căn cứ thựctế cơ sở đề ra nhiệm vụ chính trị đúng đắn và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị đem lại hiệu quả.

Đây là khâu đặc biệt quan trọng trong việc thựchiện vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng. Tổ chức cơ sở Đảng phải nắm vững đường lối chính sách và pháp luật của nhà nước, các chủ trương, kế hoạch công tác của cấp trên, những đặc điểm, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân ở cơ sở và thực hiện việc bàn bạc, thảo luận dân chủ trong Đảng bộ và trong nhân dân để xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu chính xác, chủ động của Đảng bộ trong thời gian nhất định theo đúng chức năng lãnh đạo của mình.

Sau khi xác định đúng đắn phương hướng nhiệm vụ, bằng vai trò tiên phoing gương mẫu của đội ngũ Đảng viên và bằng việc phát huy quyền lànn chủ của quần chúng, Đảng bộ tiến hành tổ chức thực hiện, biến những quyết định đó thành hiện thực bằng quyết tâm và kế hoạch hành động.

Năng lực tổ chức thực tiễn của tổ chức cơ sở Đảng chính là nghệ thuật khơi dậy, phát huy trí tuệ của quần chúng. Để có được năng lực tổ chức thực tiễn tốt, đòi hỏi cấp ủy Đảng tôn trọng kinh nghiệm thực tiễn, ham học hgỏi và rèn luyện ở thực tiễn.

Năng lực đề ra nhiệm vụ chính trị và năng lực tổ chức thực tiễn của tổ chức cơ sở Đảng là hai mặt có liên quan chặt chễ với nhau. Năng lực đê ra nhiệm vu45 chính trị ở cơ sở là cơ sở của năng lực tổ chức thực tiễn. Còn năng lực tổ chức thực tiễn của tổ chức cơ sở Đảng thì trong điều kiện nhất định ảnh hưởng đến sữ phát triển của năng lực đề ra nhiệm vụ chính trị.

-Cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ:

sinh hoạt chi bộ có tầm quan trọng đặc biệt. Nếu coi toàn Đảng là một cơ thể sống trong đó chi bộ là các tế bào cấu thành tổ chức Đảng thì sinh hoạt chi bộ thường xuyên là “quá trình trao đổi chất trong mỗi tế bào, là dấu hiệu của sự sống”. Do vậy hễ nơi nào, lúc nào mà sinh hoạt chi bộ bị lỏng lẻo, rời rạc không có nội dung chính trị tư tưởng cụ thể, thiết thực, thì nơi đó, lúc đó đã bắt đầu có nguy cơ đi chệch hướng đường lối chính sách của Đảng, hạ thấp vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên, làm cho kỉ luật của Đảng bị buông lỏng…

Thời gian qua, nhiều tổ chức cơ sở Đảng vẫn giữ được nề nếp sinh hoạt, nội dung sinh hoạt, bám sát vào nhiệm vụ chính trị, vào tình hình địa phương. Song, cũng còn nhiều chi bộ sinh hoạt không đều, nội dung nghèo nàn, đấu tranh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt yếu…. Để nâng cao chất lượng

sinh hoạt chi bộ cần chú ý các vấn đề sau:

+Chọn đúng nội dung sinh hoạt và xác định thời gian hợp lí cho kì sinh hoạt. +Tiến hành chuẩn bị chu đáo cho mỗi kì sinh hoạt.

+Nâng cao trách nhiệm chỉ đạo của Đảng ủy cơ sở.

-Xây dựng cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh. Thu hẹp, tiến tới không còn tổ chức cơ sở Đảng yếu kém.

-Kết hợp sức mạnh của tổ chức với sức mạnh của từng đảng viên trong chi bộ, Đảng bộ cơ sơ.

cá nhân và tổ chức có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tổ chức mạnh thì từng thành viên trong đó được rèn luyện, phát huy tài năng; ngược lại, từng người mạnh sẽ làm cho tổ chức mạnh. Do đó, cần phải chú ý đồng thời cả việc xây dựng, hoàn thiện chất lượng từng Đảng viên với chất lượng của các tổ chức cơ sở Đảng.

-Khuyến khích cơ sở tăng cường tính năng động, sáng tạo, đồng thời tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn của tổ chức Đảng cấp trên, trước hết là cấp trên trực tiếp.

Đây là giải pháp quan trọng, nhằm tháo gỡ những khó khăn cho cơ sở, tạo điều kiện cho cơ sở đi đúng hướng. Vì thế, các cấp trên của cơ sở, nhất là cấp trên trực tiếp theo chức trách của mình cần đánh giá thực trạng của cơ sở Đảng, từ đó có chủ trương, kế hoạch chỉ đạo cụ thể đối với từng vùng và từng Đảng bộ cơ sở, giúp cấp cơ sở xác định nhiệm vụ chính trị, phương hướng sản xuất- kinh doanh và các hoạt động xã hội khác. Soát xét, kiện toàn đội ngũ cán bộ cốt cán ở cơ sở, tăng cường cán bộ tốt cho cơ sở và đào tạo lại đội ngũ cán bộ này. Giúp cơ sở về vật chất và kỷ thuật, có chính sách giúp cơ sở mở rộng sản xuất.

Trên đây là những biện pháp nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở Đảng tyrong giai đoạn hiện nay. Đây là 1 trong những vấn đề bức xúc đang đặt ra cho công tác xây dựng Đảng, chính vì vậy mà ĐH IX đã ghi rõ: “tất cả các Đảng bộ, chi bộ ở cơ sở đều nắm vững và thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, sự nghiệp, các mặt công tác và các tầng lớp nhân dân ở cơ sở, nâng cao tính chiến đấu, khắc phục tình trạng thụ động, ỷ lại, buông lỏng vai trò lãnh đạo”(VK IX, Nxb CTQG, HN 2001, Tr 143).

Câu 6: Cần động viên mọi tiềm năng sáng tạo, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đồng chí hãy phân tích khẳng định trên của Đảng, ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đối với yêu cầu đổi mới nội dung công tác quần chúng của Đảng, đáp ứng giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Công tác quần chúng của Đảng, hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ hoạt động của Đảng cộng sản nhằm tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Trong chủ nghĩa xã hội, mối liên hệ đó được thể hiện sinh động bằng đường lối, chính sách đó thông qua nhà nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội và tổ chức Đảng.

Như vậy, nói đến công tác quần chúng là nói đến số đông dân cư, nhân dân, dân tộc, quốc gia. Quần chúng là phạm trù mang tính lịch sử vì mỗi thời kỳ lịch sử thì số lượng, trình độ… chính trị quần chúng khác nhau. Trong xã hội phong kiến, quần chúng là giai cấp nông dân. Trong xã hội tư bản quần chúng lao động không chỉ là nông dân mà còn là giai cấp công nhân. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa quần chúng bao gồm công nhân, nông dân, trí thức.

Vậy công tác vận động quần chúng là gì?. Là toàn bộ hoạt động của Đảng cộng sản nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân để tán thành lực lượng cách mạng, để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là tiêu chí để đánh giá Đảng cách mạng hay không?, Đảng cơ hội hay đảng cải lương. Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là mối quan hệ biện chứng, tác động hai chiều. Một mặt Đảng chịu trách nhiệm mọi mặt với nhân dân, chăm lo bảo vệ quyền lợi cho nhân dân, có trách nhiệm giúp đỡ, dẫn dắt nhân dân. Mặt ngược lại về phía nhân dân cũng thực hiện thái độ trách nhiệm của mình trước sự nghiệp cách mạng do đảng đứng ra tổ chức. Vì vậy, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là một tất yếu khách quan để giành thắng lợi của cách mạng. Lênin đã chỉ rõ: “Chúng ta cần những đảng viên có liên hệ thực tế thường xuyên với quần chúng và biết lãnh đạo quần chúng đó, vì trong quần chúng nhân dân chúng ta chỉ tựa như một giọt nước trong đại dương và chỉ khi nào hiểu được đúng ý nguyện của nhân dân thì chúng ta mới quản lý nhà nước được”.

Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò quần chúng và công tác vận động quần chúng được thể hiện: trong xã hội loài người không phải ngay từ đầu người ta đã nhận thức và nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về vai trò, vị trí của quần chúng nhân dân lao động mà phải trãi qua một giai đoạn lịch sử nhất định. Vai trò của quần chúng nhân dân lao động trong lịch sử mới được thừa nhận ngày càng nâng cao theo đà tiến hóa của lịch sử nhân loại.

Mác có sáng kiến là quan niệm duy vật lề lịch sử dẫn đến quan niệm thay đổi về lịch sử thế giới. Mác chỉ ra các quy luật phát triển của xã hội loài người. Mác đã chỉ ra được động lực cuộc cách mạng xã hội. Vì vậy, chủ nghĩa Mác cho rằng quần chúng nhân dân lao động là người sáng tạo chân chính ra lịch sử. Thứ hai là học thuyết giá trị thặng dư, Mác chỉ ra sự hình thành phát triển xã hội tư bản và sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản.

Lênin nhấn mạnh, muốn khai thác sức mạnh của quần chúng thì phải đặt quần chúng dưới sự lãnh đạo của đảng cách mạng, chúng ta cần những đảng có liên hệ thực tế và thường xuyên với quần chúng và biết lãnh đạo quần chúng đó. Đặc biệt nhấn mạnh phải luôn giữ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.

Đảng ta khẳng định và quán triệt quan điểm nghiêm túc chủ nghĩa Mác-Lênin về công tác vận động quần chúng, được thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Bác nói: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng nhân dân, không có gì vinh dự hơn được phục vụ nhân dân”. Đảng ta có trí tuệ, có cách mạng và khoa học, lãnh đạo tốt nhân dân lao động.

Thể hiện trong văn kiện nghị quyết của Đảng (Văn kiện đại hội III, 1960) “Đảng là sự nghiệp cách mạng, là sự nghiệp của quần chúng chứ không phải là sự nghiệp riêng của cá nhân, anh hùng nào”. Thành công của Đảng ta là vì Đảng biết tìm cách và phát huy lực lượng cách mạng vô tận trong nhân dân và lãnh đạo nhân dân chiến đấu dưới lá cờ bách chiến bách thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong văn kiện đại hội VI Đảng khẳng định “lấy dân làm gốc”. Đại hội VII: “toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, sức mạnh của Đảng là mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, quan hệ xa rời quần chúng là làm giảm sức mạnh của Đảng và nhà nước”.

Những đặc điểm mới có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quần chúng của Đảng trong thời kỳ mới ta cần lưu ý: đó là cách mạng nước ta có sự đổi mới, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật, trong điều kiện có nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân và đang từng bước được hoàn thiện. Do điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế, do đối đầu trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tệ tham nhũng và diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

Thực trạng công tác quần chúng thời gian qua được phản ánh như sau: từ đại hội VI của Đảng và sau hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành trung ương (NQ8B) khóa VI đến nay, nhận thức mới của Đảng và chính quyền, các đoàn thể quần chúng được nâng cao hơn trước. Trong hoạt động có thể hiện có hiệu quả rõ hơn, Đảng gắn bó với dân hơn, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và ngược lại được nâng cao hơn. Tạo được nhiều phong trào cách mạng trong nhân dân, nổi bật nhất là các lĩnh vực về kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân ở các hoạt động nhân đạo, từ thiện, lĩnh vực an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, thực trạng công tác quần chúng của Đảng, của nhà nước còn nhược điểm là cụ thể hóa quan điểm, tư tưởng về công tác dân vận thành luật pháp, cơ chế chính sách còn chậm, chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, chưa sơ tổng kết thực tiễn. Còn một bộ phận cán bộ đảng viên chưa sâu sát với nhân dân, chưa biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, thậm chí có một bộ phận tỏ ra thoái hóa biến chất làm cản trở tiến hóa của Đảng. Mặt trận, đoàn thể còn lúng túng trong đổi mới tổ chức hoạt động. Do đó sức mạnh thu hút hội viên còn hạn chế.

Trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, coi nhẹ công tác quần chúng là trái với đường lối quan điểm của Đảng, tất yếu sẽ dẫn đến quan liêu, xa rời quần chúng làm giảm sức mạnh của Đảng và nhà nước, hạn chế sự phát triển của công cuộc đổi mới. Nếu tình trạng đó kéo dài và ở một mức độ nghiêm trọng sẽ dẫn đội tiên phong của giai cấp công nhân đến chỗ tiêu vong. Vì vậy, bài học “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” và tầm quan trọng của công tác quần chúng luôn là bài học lịch sử vô giá của cách mạng nước ta.

Do đó, trong giai đoạn mới hiện nay, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đảng có những quan điểm mới chiến đấu công tác dân vận như sau:

-Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân được Đảng ta đặt lên hàng đầu. Vì đây là quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đó là sự kế thừa và phát triển tư tưởng “lấy dân làm gốc” của cha ông chúng ta Đảng đặt lên vị trí hàng đầu vì muốn nhấn mạnh tới vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng và phương pháp cách mạng của Đảng, đó là phải dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân để tiến hành đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

-Phải xác định rõ mục tiêu của công tác dân vận, động viên mọi tiềm năng sáng tạo trong nhân dân, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đây là mục tiêu chung của Đảng. Còn mục tiêu chung của công tác dân vận là nhằm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, mở rộng dân chủ.

-Đảng xác định động lực cách mạng, động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng thiết thực lợi ích của nhân dân, kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất nghĩa vụ và quyền lợi của nhân dân, giải quyết vật chất lẫn lợi ích tinh thần, tức giải quyết kinh tế lẫn với lợi ích chính trị, giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân người lao động với tập thể và toàn thể xã hội. Giải quyết lợi ích nhân dân là động lực trực tiếp nhất.

Tiếp tục đa dạng hóa hình thức tập hợp quần chúng như tự nguyện, tự lo ngân sách, công khai về mặt mục đích, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng. Vận động nhân dân nâng cao cảnh giác cách mạng.

-Coi trọng công tác vận động quần chúng nhân dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Phương hướng chung của công tác quần chúng trong thời gian tới là thực hiện đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Trong thời kỳ mới nhân dân ta có điều kiện mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng. Đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi người trong đại gia đình Việt Nam dù sống trong nước hay định cư ở nước ngoài, phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, vì mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc thống nhất tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh lấy mục tiêu để làm điểm tương đồng. Đồng thời chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của cả dân tộc cùng nhau xó bỏ định kiến, mặc cảm, hướng tới tương lai, xây dựng tinh thần đại đoàn kết, cởi mở, tin cậy lẫn nhau.

Trong những năm tới, cần động viên mọi tiềm năng sáng tạo, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo mục tiêu của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra: phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại.

Những biện pháp của công tác quần chúng cần thực hiện phải thể hiện cụ thể là: tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận. Trước hết xác định rõ nội dung sự lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận và các đoàn thể, Đảng biết phát huy tính chất của các đoàn thể nhân dân (đoàn thể là một cấu trúc của xã hội) phát huy cho được tính chất cộng đồng của đoàn thể quần chúng, lãnh đạo để đoàn thể thực hiện tốt vai trò, vị trí xã hội của các đoàn thể, lãnh đạo thông qua cấp ủy hoặc người đứng đầu cấp ủy. Đảng lãnh đạo thông qua hoạt động công tác của mỗi cán bộ đảng viên lãnh đạo công tác quản lý của nhà nước đối với các đoàn thể. Về phía đoàn thể chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, kiện toàn đội ngũ cán bộ đoàn thể.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế làm chủ tập thể của nhân dân, tăng cường việc tiếp thu ý kiến của nhân dân, tiếp tục tốt phong trào quần chúng gắn với nhiệm vụ kinh tế-xã hội. Chăm lo đội ngũ cán bộ dân vận và đối xử công tác dân vận thực sự khoa học.

Công tác quần chúng là công tác đối với con người “phát huy sức mạnh của nhân tố và vì con người hiểu biết và thực tế hơn là sự phát triển toàn diện những đặc điểm hình thành cơ cấu xã hội mới, những nét riêng trong thái độ quần chúng. Do đó, cần hiểu biết thực tế hơn về trạng thái tinh thần và tâm lý của từng đối tượng (đối tượng nhân dân). Khoa học công tác quần chúng là khoa học về con người, Mác đã nói: “tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.

Cho nên trong việc tìm hiểu tình hình quần chúng và tiến hành công tác quần chúng cần có cả khoa học xã hội, tự nhiên để xử lý một cách khoa học, tránh chủ quan, tùy tiện, duy ý chí, kinh nghiệm chủ nghĩa, máy móc, rập khuôn… Khắc phục cách vận động quần chúng đơn giản, tùy tiện, quan liêu, hành chính hóa.

Việc tiến hành tìm hiểu thực trạng quần chúng và công tác vận động quần chúng phải được tiến hành cả chiều rộng lẫn chiều sâu, phải nghiên cứu, khảo sát không những tình hình tư tưởng chính trị của quần chúng mà cả tình hình đời sống vật chất và văn hóa, trình độ về mọi mặt, những nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng trên trên từng địa bàn nhất định, trong từng lĩnh vực hoạt động.

Nghiên cứu tình hình quần chúng trong sự biến động, dự báo chuyển biến trong tương lai, từ đó mới có biện pháp, hình thức giáo dục thích hợp, tập hợp quần chúng, xây dựng tổ chức,đổi mới cán bộ, nội dung và phương thức hoạt động của Đảng, đoàn thể nhân dân và của các cơ quan nhà nước. Giữ vững và tăng cường giữa Đảng và nhà nước với nhân dân.

Thực hiện được tốt phương hướng trên sẽ động viên được mọi tiềm năng sáng tạo, phát huy tính tích cực vai trò làm chủ của nhân dân góp phần đắc lực, tiếp tục thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./.

Câu 7: Đánh giá thực trạng đội ngũ đảng viên hiện nay và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đảng viên trong thời kỳ mới của cách mạng. Liên hệ thực tế ở địa phương và cơ sở.

Nâng cao chất lược Đảng viên là một nhiệm vụ co tầm quan trọng nhiều mặt: củng cố hàng ngũ Đảng, nâng cao chất lượng lãng đạo của Đảng, trực tiếp phát triển quy mô, nền tảng công tác tổ chức, công tác cán bộ của Đảng… do vậy, trong hoạt động lý luận và thực tiễn, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin cùng với việc khẳng định sức mạnh của tổ chức đã chỉ ra cốt lõi của việc tạo dựng tổ chức chính là xây dựng đội ngũ đảng viên. Mọi biểu hiện coi nhẹ, thái độ không nghhiêm túc, không khoa học trong xây dựng đội ngũ đảng viên là nguồn gốc làm chó Đảng lỏng lẻo về tổ chức, giảm sút khả năng lãnh đạo và sức chiến đấu; trong những trường hợp mắc sai lầm nghiêm trọng kéo dài có thể làm biến chất hoặc làm tan rã Đảng.

Đảng viên có vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc thành bại trong quá trình hoạt động của Đảng: Đảng viên là vấn đề chủ yếu trong công tác xây dựng Đảng; sự vững mạnh của đội ngũ đảng viên là nhân tố rhường xuyên quyết định sự vững mạnh của Đảng.

Đảng viên có vai trò quan trọng như vậy bởi lẽ đảng viên gắn liền với việc hình thành Đảng, Đảng cộng sản hình thành từ những người đảng viên tự nguyện thành lập tổ chức của Đảng để lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập, xây dựng chủ nghĩa xã hội; Do đó, chất lượng đảng viên gắn liền với chất lượng tổ chức Đảng, chất lượng đảng viên càng nâng cao thì chất lượng tổ chức Đảng càng vững mạnh và ngược lại; Đảng viên chính là người đầu tiên gương mẫu và hướng dẫn triển khai đường lối, chính sách của Đảng đến với nhân dân…Mặt khác,đảng viên chính là tiền đề, cơ sở để xây dựng đội ngũ cán bộ, bởi lẽ trong thời kì Đảng cầm quyền, các đảng viên được phân công vào vị trí khác nhau trong hệ thống chính trị, mà chất lượng đảng viên có cao thì công tác bố trí, lựa chọn, sử dụng cán bộ mới có hiệu quả. Cho nên đảng viên có vai trò rất quan trọng không chỉ trong hoạt động lãnh đạo của Đảng mà cả trong hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị.

Như vậy, đảng viên có vai trò rất quan trọng và có mối quan hệ biện chứng với hoạt động lãnh đạo của Đảng. Đảng viên là người lập ra tổ chức Đảng và điều hành hoạt động của Đảng. Song đến lược mình đảng viên lại chịu sự chi phối và ràng buộc của tổ chức Đảng. Đảng quyết định phương hướng và hành động của đảng viên, buộc đảng viên viên phải hành động theo nguyên tắc và khuôn khổ nhất định, theo những đường lối, chính sách mà Đảng đề ra.

Trải qua đấu tranh cách mạng lâu dài và sau nhiều năm tiến hành công cuộc đổi mới, số lượng đảng viên không ngừng được tăng lên. ĐH II 1951 có 766.349 đảng viên; ĐH III 1960: 500.000 đảng viên; đến ĐH IX 2001 là 2.479.719 đảng viên.

Số đông đảng viên viên mà nòng cốt là đội ngũ cán bộ chủ chốt tứ TW đến cơ sở đã thể hiện phấm chất chính trị vững vàng trước mọi thử thách, kiên d8ịng và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Đội ngũ đảng viên ngày càng được nâng cao về trình độ, kiến thức về mọi mặt đặc biệt là những kiến thức chuyên môn và khoa học kỹ thuật.

Tuy nhiên “tình trạng tham nhũng suy thoái về tư tưởng đạo đức, chính trị, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rật nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạsự sống còn của chế độ ta. tình trạng lãng phí quan liêu còn phổ biến”. (VK IX, Trang 76). Kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội và năng lực hoạt động thực tiễn của một bộ phận cán bộ, đảng viên so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới còn nhiều hạn chế. Phân tích chất lượng đảng viên một số nơi còn hình thức, chứa phản ánh đúng thực trạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Các biên pháp nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên thiếu đồng bộ, cụ thể và kiên quyết. Công tác phát triển đảng viên chưa đồng đều giữa cácvùng, các địa phương. Việc tạo nguồn, phát triển đảng viên chưa thường xuyên, nhất là trong công nhân, sinh viên, trí thức, tôn giáo, dân tộc ít người. Cơ cấu thành phần và độ tuổi đảng viên mất cân đối; đảng viên xuất thân từ GC công nhân thấp, tuổi đời của đảng viên ngày càng tăng, đảng viên dưới 30 tuổi giảm dần.

Thực trạng đội ngũ đảng viên trên đây có nhiều nguyên nhân: do sự chuyển đổi từ nền kinh tếtập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; do sự tác động của các nhân tố phức tạp kể cả các hoạt động chống phá của kẻ thù; do Đảng ta thiếu sự chuẩn bị đầy đủ cho đội ngũ đảng viên khi chuyển sang thời kì mới, công tác giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức và lối sống cho đội ngũ cán bộ đảng viên chức được làm thường xuyên, công tác quản lí đảng viên đôi lúc còn lơi lỏng, chưa làm rõ chứcnăng nhiệm vụ và mô hình tổ chức của Đảng ở một số loại hình cơ sở; một số đảng viên chưa thực sự phát huy được vai trò tiên phomg gương mẫu, đi dầu trong sự nghiệp đổi mới.

Trước thực trạng của đội ngũ đảng viên nước ta, trong thời gian tới để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, cần tiến hành đồng bộ các mặt công tác sau đây:

- Giáo dục bồi dưỡng đội ngũ đảng viên:

Giác dục đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng nhằm nâng cao giác ngộ tư tưởng và trình độ mọi mặt trong đảng viên. Nội dung giác dục đảng viên được tập trung ở các điểm sau:

+Giáo dục lý tưởng cách mạng để mội đảng viên luôn luôn có nhận thức đúng về lí tưởng của Đảng, vì lợi ích của nhân dân, đặt lợi ích của tổ quôc của nhân dân trên lợi ích cá nhân.

+Giáo dục phẩm chất cách mạng càng đòi hỏi mỗi đảng viên phảo suốcđời học tập, noi gương đạo đức của Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân, xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân.

+GD chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước cho đảng viên. Giáo dực kiến thức văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về tổ chức và quản lí cho đảng viên.

Giáo dục đảng viên không chỉ bằng sách vở, thông qua nhà trường mà còn rèn luyện trong thực tiễn chi61n đấu, công tác của mỗi người. Vì vậy, mỗi đảng viên phải được phân công tác phù hợp với năng lực, sở trường và hoàn cảnh. Thông qua nhiệm vụ được giao mà nhân xét, đánh giá đảng viên, mỗi đảng viên phải được phân công công tác,không phân biệt đảng viên đương chức hay cán bộ hưu trí. Đảng có quan hệ máu thịt với nhân dân, mỗi đảng viên ngoài công tác chuyên môn phải được phân công làm công tác vận động nhân dân. Mặt khác, đảng viên phải chịu sự kiểm soát của nhân dân, tổ chức Đảng cần có chế độ để nhân dân nhận xét, đánh giá đảng viên, biểu dương đảng viên tốt, kiến nghị xử lí đảng viên không đủ tư cách.]

Quản lí đảng viên là một nội dung quan trọng trong công tác đảng viên và công tác xây dựng Đảng. Thông qua công tác quản lí đảng viên, các cấp uỷ đảng viên nắm chắc đội ngũ đảng viên và từng cá nhân đảng viên để có chủ trương, biện pháp thích hợp, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ nội bộ Đảng, ngăn ngừa kẻ địch, phần tử xấu chui vào nội bộ Đảng.

- Tiến hành phân tích chất lượng đảng viên cần dựa vào 4 nhiệm vụ của đảng viên được qui định trong điều lệ Đảng, dựa trên 5 tiêu chuẩn của người đảng viên trong giai đọn mới và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao của người đảng viên mà phân đảng viên thành các loại:

+Đảng viên tiên phong gương mẫu.

+Đảng viên do khó khăn ảnh hưởng đến công tác, đảng viên do trình độn năng lực hạn chế.

+Đảng viên có vi phạm mà tổ chức cần giúp đõ khắc phục.

+Đảng viên thoái hoá bến chất thì cần kỉ luật đưa ra khỏi Đảng.

Hội nghị lần thứ 3 của BCH TW Đảng khoá VII đã đưa ra giải pháp đối với từng loại đảng viên như sau:

+Bồi dưỡng và phát huy những đảng viên giữ được tư cách đảng viên, có phẩm chất chính trị và đạo đưc tốt, có trình độ và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, được quần chúng tín nhiệm.

+Giúp đỡ những đồng chí hạn chê về mặt năng lực hoặc hoàn cảnh khó khăn, trong những trường hợp không khắc phục được khó khăn hoặc không còn khả năng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ thì bản thân tự xem xét hoặc chi bộ động viên các đồng chí ấy rút ra khỏi Đảng, tổ chức có thẩm quyến giúp đỡ thường xuyên và cấp giấy xác nhận tuổi Đảng. Những người lạc hậu về mặt chính trị không còn thiết tha với Đảng, không còn tác dụng vời quần chúng thì vận động ra khỏi Đảng.

+GD, xử lí hoặc định hạn phấn đấu cho Đảng vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, không hoàn thành nhiệm vụ nếu không có chuyển biên thì đưa ra khỏi Đảng.

+Xử lí nghiêm những người cơ hội về chính trị; nói và làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; tham nhũng, thoái hoá, biến chất, bị quần chúng oán ghét.

Phân tích, sàng lọc đội ngũ Đảng viên còn phải dựa trên cơ sở quản lí phân loại đảng viên hàng năm và tiến hành thường xuyên đồng thời kết hợp với các cuộc vận động xây dựng Đảng. Kết hợp tính tích cực, chủ động của cơ sở vời sự chỉ đạo thường xuyên chặt chẽ của cấp ủy cấp trên, nhất là đối với cơ sở yếu kém, đội ngũ cán bộ thiếu quyết tâm, nội bộ thiếu nhất trí.

- Làm tốt công tác kết nạp đảng viên mới:

Chỉ Thị số 51/CT-TW ngày 21/1/2000 của bộ chính trị khẳng định: “kết nạp đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính quy luật trong công tác xây dựng Đảng nhằm tăng cường thêm sức chiến đấu và bảo đảm sự kế thừa phát triển của Đảng”.

Đảng là một cơ thể chính trị-xã hội sống, có thải loại, có phát triển. Công tác phát triển Đảng nhằm tăng thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hoà Đảng, bảo đảm sự kế thừa và phát triển đội ngũ của Đảng. Để nâng cao chất lượng đảng viên cần phải nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên mới. Muốn vậy, cần phải quán triệt phương châm coi trong chất lượng, không chạy theo số lượng, phương hướng kết nạp phải tập trung ở các điểm sau:

+Coi trọng kết nạp Đảng những quấn chúng ưu tú trong công nhân nhất là công nhân trực tiếp sản xuất công nghiệp.

+Quan tâm giáo dục, bồi dưỡng thanh miên để lựa chọn những người ưu tú trong đoàn thanh niên kết nạp vào Đảng, từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ,đảng viên.

+Kế nạp vào Đảng những quần chúng ưu tú trong nông dân, trí thức, cán bộ KHKT, giáo viên, học sinh-sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trong lưc lượng vũ tranh, phụ nữ, dân tộc ít người và ở những cơ sở trọng điểm còn ít Đảng viên hoặc chưa có đảng viên.

+Lựa chọn kết nạp vào Đảng những quần chúng ưu tú trong các t62ng lờp nhân dân lao động, quần chúng ưu tú ờ các tổ chức kinh tế-kỹ thuất, trong các doanh ngiệp nhà nước, tư nhân, liên doanh với nước ngoài, trong vùng đồng bào có đạo.

Khi kết nạp vảo Đảng người được xem xét vảo Đảng phải có đủ 4 điều kiện:

+Là “là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên thừa nhận và tự nguện: thực hiện cương lĩnh chính trị, đường lối Đảng, tiêu chueẻ©những và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng, qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đếu có thể được xét và kết nạp vào Đảng” (Điểm 2, điều 1, Điều Lệ Đảng CSVN khoá IX)

+Có đủ tiêu chuẩn đảng viên.

+Có khả năng hoàn thnà tốt nhiệm vụ đảng viên.

+Không vi phạm lịch sử chính trị.

- Phân công quả lí và kiếm tra đảng viên:

tổ chức Đảng phải quản lí chặt chẽ đảng viên. Mội đảng viên phải tự giác đặt những\mình trong sự quản lí của chi bộ, tham gia sinh hoạt đầy đủ, không đảng viên nào đứng ngoài trách nhiệm quảnlí của tổ chức Đảng. Quản lí đảng viên bao gồm quản lí hoạt động của đảng viên; quản lí hồ sơ, lí lịch của đảng viên; quản lí đảng viên nơi làm việc và nơi ở.

Quản lí hoạt động của đảng viên bao gồm: quản lí về lập trường chính trị, tư tưởng của đảng viên; quản lí về phẩm chất, trình độ, năng lực của đảng viên, quản lí quan hệ gia đình và xã hội của đảng viên.

Quản lí hồ sơ, lí lịch của đảng viên nhằm bảo vệ Đảng, ngăn chặn phát hiện những giấy tờ giả mạo của những phần tử cơ hội tìm cách chui vào Đảng.

Quản lí nơi làm việc và nơi ở. Thực hiện tốt qui định của BCT về đảng viên công tác ở cơ quan, doanh nghiệp, cơ quan quân đội, công an; thường xuyên giữ môi liên hệ với cấp ủy, Đảng ủy nơi cư trú và gương mẫu thực hiện nhiệm vụ công dân. Tăng cường sự liên hệ gắn bó giữa các đảng viên đương chức công tác ở các cơ quan nhà nước với các đảng viên, tổ chức Đảng và quần chúng ở nơi cư trú, tạo điều kiện để đảng viên phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và chính quyền, tạo điều kiện cho quần chúng tahm gia quản lí đảng viên. Ngoài ra, còn thực hiện tốt việc quản lí đảng viên ra nước ra nước ngoài.

Tóm lại, để nâng coa chất lượng đảng viên phải tiến hành đồng thời các nội dung và phương pháp trên. Mỗi nội dung có những yêu cầu, nhiệm vụ và phương pháp tiến hành riêng, saong có mối liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Vì vậy, các cấp bộ Đảng cần phải coi trọng tất cả các nội dung để đảm bảo cho đội ngũ đảng viên có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay.

Bài 2:

Nâng cao chất lượng đảng viên là một nhiệm vụ có tầm quan trọng trong nhiều mặt: Củng cố hàng ngũ Đảng, nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, trực tiếp phát triển qui mô, nền tảng của công tác tổ chức, công tác cán bộ của Đảng… Do vậy, trong hoạt động lý luận và thực tiễn, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin cùng với việc khẳng định sức mạnh của tổ chức đã chỉ ra cốt lõi việc tạo dựng tổ chức chính là xây dựng đội ngũ đảng viên. Mọi biểu hiện coi nhẹ, thái độ không nghiêm túc, không khoa học trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên là nguồn gốc làm cho Đảng lỏng lẻo về tổ chức, giảm sút khả năng lãnh đạo và sức chiến đấu. Trong những trường hợp mắc sai lầm nghiêm trọng và kéo dài có thể làm biến chất hoặc tan rã Đảng.

Thấm nhuần tư tưởng của các nhà kinh điển, đồng thời thấy hết tính chất khó khăn, phức tạp của việc xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên trong một nước nông nghiệp lạc hậu, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường lưu ý việc xây dựng đội ngũ đảng viên của đảng ta là phải coi trọng chất lượng, trong cách tiến hành phải thận trọng, chắc chắn.

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, khi chủ nghĩa xã hội và nhiều Đảng cộng sản lâm vào khủng hoảng toàn diện, sâu sắc và trước thực trạng đảng viên của đảng ta thì nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng trở nên cấp bách. Công tác xây dựng đảng nói chung, vấn đề xây dựng đội ngũ đảng viên nói riêng cần chuyển biến kịp thời, vừa phải quán triệt các nguyên lý xây dựng một chính đảng kiểu mới, vừa phải tổng kết kinh nghiệm xây dựng đội ngũ đảng viên của đảng để tìm ra những vấn đề có tính quy luật nhằm xây dựng thành công đội ngũ đảng viên của đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đánh giá chung, hiện nay đội ngũ đảng viên của Đảng đang trong một tình trạng bình thường. Toàn đảng có trên 21 triệu đảng viên và ưu điểm đảng viên của đảng có bản lĩnh chính trị vững vàng trước những biến động trong nước và thế giới, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hạn chế của đội ngũ cán bộ đảng viên là kiến thức, năng lực chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới. Đáng lo ngại nhất là “Nhiều đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu, nhạt phai lý tưởng, không phát huy được vai trò tích cực trong quần chúng”.

Tình trạng cán bộ đảng viên vi phạm nguyên tắc quản lý hoặc lợi dụng những sơ hở trong cơ chế quản lý để lấy cắp của công, ăn hối lộ, buôn lậu, tham nhũng, làm giàu bất chính, vi phạm đạo đức,… có chiều hướng tăng lên, nhất là trong cán bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý nhà nước và ngay cả trong một số cơ quan pháp luật, cơ quan Đảng và đoàn thể. Trên thực tế một bộ phận đảng viên đã tha hóa, biến chất, xa rời quần chúng nhân dân, làm giảm uy tín của đảng. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là chưa thật sự coi trọng nguyên tắc xây dựng đảng, trong đó có vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên; đặc biệt là chưa kịp thời củng cố đảng ngay sau khi nước nhà thống nhất theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nên những thiếu sót, khuyết điểm trong đảng được tích tụ lại trầm trọng như hiện nay.

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang tiếp tục xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng đòi hỏi rất cao về phẩm chất, năng lực của đảng viên.

Muốn vậy, nội dung để nâng cao chất lượng đảng viên phải căn cứ vào nhiệm vụ của người đảng viên đã ghi trong Điều lệ Đảng và tiêu chuẩn của người đảng viên trong giai đoạn mới: đảng viên có giác ngộ chính trị, tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của đảng, chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, pháp luật của nhà nước, hoàn thành tố nhiệm vụ được giao, chấp hành sự phân công điều động của đảng; không ngừng học tập, rèn luyện n nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng; có lối sống lành mạnh, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo đảm quyền lợi chính đáng của nhân dân, tích cực tham gia công tác quần chúng. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của đảng, phục tùng kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên, sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng qui định.

Những giải pháp được đặt ra để nâng cao chất lượng đảng viên trong thời gian sắp tới như thế nào?

Trước hết chúng ta phải thấy được trong công cuộc đổi mới đất nước, mở rộng giao lưu với nước ngoài, đã có hiện tượng đảng viên trốn đi nước ngoài (có 365 đảng viên trốn đi nước ngoài, trong đó có 20 đảng viên trốn đi từ trong nước). Đảng viên xa rời đội ngũ, biểu hiện thấp là bỏ sinh hoạt, biểu hiện cao là xin ra khỏi đảng (năm 1991 có 500 đảng viên xi ra khỏi đảng, có 800 đảng viên bỏ sinh hoạt ở Hà Nội). Nguyên nhân thời gian vừa qua có biến động thời cuộc làm cho không ít đảng viên thiếu vững vàng, bị dao động về lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Công cuộc đổi mới của đất nước đang trong quá trình khám phá, hoàn thiện thì không thể tránh khỏi những yếu kém, khuyết điểm. Cơ chế mới có một số chính sách bất hợp lý. Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa, biến chất, làm giàu bất chính họ thấy đảng và nhà nước bất lực trước những tiêu cực xã hội. Vì vậy, những giải pháp được đặt ra như sau:

-Giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ đảng viên: bồi dưỡng cho đảng viên những kiến thức cơ bản và chủ yếu nhất về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Điều lệ Đảng và công tác xây dựng đảng. Tổ chức cho đảng viên đi tham quan, nghiên cứu học tập kinh nghiệm điển hình về quản lý, sản xuất kinh doanh, làm kinh tế mới theo cơ chế mới. Mỗi cán bộ đảng viên phải có chương trình học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, ngoại ngữ,…

-Phân loại đảng viên: căn cứ vào bốn nhiệm vụ ghi trong Điều lệ Đảng, năm tiêu chuẩn đảng viên trong giai đoạn mới; căn cứ vào hiệu quả của nhiệm vụ được giao để phân tích: đối với đảng viên lại I thì biểu dương trước chi bộ (có thưởng kèm theo nếu có điều kiện). Đối với đảng viên loại II, nếu đảng viên do năng lực, trình độ hạn chế, nếu tuổi còn trẻ thì cho đi đào tạo, tuổi lớn thì cho đi bồi dưỡng. Nếu họ gặp khó khăn về kinh tế dẫn tới hạn chế trong việc phát huy tác dụng nên giúp đỡ cho vay vốn, giúp đỡ cuộc sống họ nhưng công khai trước quần chúng. Đối với đảng viên loại III (có vi phạm) tổ chức chi bộ giúp đỡ khắc phục yếu kém khuyết điểm. Đối với đảng viên loại IV (thoái hóa, biến chất) thì kiểm điểm kỷ luật đưa ra khỏi đảng. Đối với giàu có bất thường có hai loại: giàu chính đáng và giàu có nghi tham nhũng, nếu giàu có nghi tham nhũng, đảng viên phải trình cho đảng xem xét.

-Kết nạp đảng viên mới: để hạ tuổi trung bình của đảng xuống thì phải chăm lo công tác kết nạp đảng viên mới. Bởi trong những năm qua, số lượng kết nạp đảng viên mới có chiều hướng giảm, nguyên nhân chính do phong trào công nhân thế giới gặp khó khăn, một số đảng mất vai trò lãnh đạo tác động đến quần chúng thanh niên lứa tuổi phát triển đảng. Đối tượng phát triển đảng chủ yếu là thanh niên, nhưng phong trào ở một số nơi hoạt động yếu. Bên cạnh đó, đảng viên phải là người đứng đầu ở mọi nơi khó khăn, gương mẫu về mọi mặt. Nhưng thực tế một bộ phận thoái hóa, biến chất, cho nên nó không là tấm gương sáng cho quần chúng noi theo. Mặt khác cũng còn có nơi do định kiến hẹp hòi nên không thu hút được những người ưu tú vào đảng.

Vì vậy, các cấp ủy đảng cần phải quan tâm đến việc phát triển đảng viên mới, có nghĩa là lãnh đạo đoàn thanh niên cộng sản hoạt động tốt. Cử những đảng viên có kinh nghiệm trong công tác phát triển đảng viên mới phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, có phương pháp tuyên truyền, giáo dục quần chúng, đối tượng phải đa dạng tức là trước đây quần chúng đến đảng, nay đảng đến quần chúng, cử đảng viên đến tuyên truyền (có thể đến tận nhà). Mấy năm gần đây công tác phát triển đảng viên mới có chuyển biến tích cực, hàng năm đều tăng. Phát triển đảng viên mới, đặc biệt là trình độ đảng viên mới hàng năm có tăng lên.

-Thực hiện tốt sự phân công quản lý đảng viên: Về phân công đảng viên trong thời gian qua chỉ có từ 60 đến 70% đảng viên được phân công có nhiệm vụ cụ thể, nên phương hướng tới cần quan tâm đến vấn đề này hơn. Về quản lý đảng viên mới phải kết hợp quản lý đảng viên ở nơi công tác và nơi cư trú. Đảng vụ: Hồ sơ giao cho cơ sở quản lý (M1), hồ sơ M2 giao cho tỉnh quản lý. Thẻ đảng, huy hiệu đảng (40, 50,60,70 năm) tổ chức trọng thể ngay cơ sở, có kèm theo hiện vật, có thể bằng tiền. Đặc biệt phải chú tâm đến công tác quản lý đảng viên ra nước ngoài (đi công tác, đi du lịch), cụ thể là ra nước ngoài phải báo cáo cho tổ chức biết, khi đi không mang theo tài liệu (theo qui định 17), khi ra nước ngoài phải báo cáo cho sứ quán nước ta tại nước sở tại, khi về phải báo cáo cho Đảng biết; vấn đề đảng viên làm kinh tế, trước mắt đảng viên làm kinh tế có bốn cái lợi: có thu nhập, tăng nguồn hàng hóa cho thị trường, nộp thuế cho nhà nước, giải quyết lao động làm thuê có công ăn việc làm. Đại hội VIII của Đảng kết luận: khuyến khích đảng viên làm kinh tế gia đình, được góp cổ phần. Đảng viên trong biên chế mà trực tiếp lao động được phát triển kinh tế đến mức tiểu chủ (có thuê mướn từ 10 đến 15 lao động). Đảng viên không được làm kinh tế tư bản tư nhân, vì có bóc lột sẽ trở thành tư sản đỏ trái với Điều lệ Đảng.

Nhận thức vị trí, tầm quan trọng của tổ chức cơ sở Đảng và công tác nâng cao chất lượng đảng viên trong thời kỳ mới hiện nay. Đối với địa phương chúng tôi, yêu cầu được đặt ra để chỉnh đốn tổ chức cơ sở Đảng cũng như nâng cao chất lượng đảng viên sau đây:

Quán triệt tốt tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của đảng, mà đặc biệt là các nghị quyết hội nghị của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX nhằm nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng nói chung và đội ngũ đảng viên nói riêng. Địa phương cần làm tốt những những vấn đề cụ thể đó là:

Khảo sát từng loại tổ chức cơ sở Đảng, đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân để có biện pháp đổi mới, chỉnh đốn phù hợp, bảo đảm cho mỗi loại hình hoạt động theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mình. Phát huy kết quả và kinh nghiệm của việc thực hiện Nghị quyết trung ương 3 khóa VII và nghị quyết trung ương 6 lần 2 khóa VIII, chiến đấu tốt cuộc vận động xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, chấn chỉnh các cơ sở Đảng yếu kém, khắc phục sự buông lỏng công tác đảng. Những nơi nội bộ mất đoàn kết, cán bộ chủ chốt có nhiều biểu hiện tiêu cực thì cấp trên phải chỉ đạo, giúp đỡ trực tiếp, tạo ra một chuyển biến mới của các cơ sở Đảng vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo.

Hướng chủ yếu củng cố, chỉnh đốn các tổ chức cơ sở Đảng là phải làm cho các cơ sở này thực hiện quán triệt đường lối, chính sách của đảng và nhà nước, đề ra được chủ trương, giải pháp đúng và lãnh đạo tổ chức, thực hiện tốt các nhiệm vụ của đơn vị, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người lao động, lãnh đạo giải quyết những nguyện vọng chính đáng, thiết thực, bức xúc của nhân dân. Chấn chỉnh và cải tiến sinh hoạt đảng, có quyết định chặt chẽ đối với những trường hợp đảng viên đi công tác, làm việc lưu động ở xa, ở nước ngoài. Thực hiện có nề nếp về quản lý đảng viên.

Ơ các doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở liên doanh với nước ngoài, những nơi chưa có hoặc ít đảng viên phải đi từ việc xây dựng các đoàn thể, tập hợp và giáo dục quần chúng, phát triển đoàn viên, hội viên, đảng viên tiến tới xây dựng các tổ chức đảng và chi bộ đảng, sớm có quyết định, hướng dẫn hoạt động của các tổ chức đảng ở khu vực này.

Dành kinh phí thỏa đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộ cơ sở. Chú ý kiện toàn và tăng cường đội ngũ cốt cán. Các tổ chức cơ sở Đảng phải động viên và tổ chức nhân dân thường xuyên tham gia xây dựng đảng, đóng góp ý xây dựng các nghị quyết của đảng, giám sát, phê bình cán bộ đảng viên, giới thiệu những người xứng đáng để kết nạp vào đảng, bầu vào các cấp ủy và chính quyền, giúp tổ chức đảng làm tốt công tác kiểm tra, phát hiện, đấu tranh những hành vi tham nhũng, buôn lậu và các tệ nạn khác.

Đổi mới cách phân công, tạo điều kiện để mỗi đảng viên đều gắn bó với nhiệm vụ cụ thể. Đối với những đồng chí già yếu, cán bộ nghỉ hưu phải chăm lo giúp đỡ bảo đảm đời sống và tạo điều kiện để các đồng chí đó tiếp tục phát huy khả năng và kinh nghiệm đóng góp cho công việc chung.

Đẩy mạnh công tác phát triển đảng, bảo đảm tiêu chuẩn và chất lượng. Bồi dưỡng giáo dục thanh niên tạo nguồn phát triển đảng.

Đối với đơn vị nhiệm vụ rất thiết thực trong thời gian tới là góp phần thực hiện nghị quyết trung ương 6 lần 2 khóa VIII của Đảng về xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Sau đó tiến hành thường xuyên nhằm xây dựng và nâng cao các tổ chức cơ sở Đảng ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng hiện nay./.

Câu 8: Công tác kiểm tra có vị trí cực ký quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Dùng lý luận và thực tiễn là rõ khẳng định trên của Đảng. Đề xuất giải pháp tăng cường công tác kiểm tra đáp ứng thời ký mới của cách mạng, liên hệ địa phương và cơ sở.

Chúng ta biết rằng, hoạt động của tổ chức và con người trong xã hội là hoạt động có ý thức, Do vậy mà trước khi hành động, các tổ chức và con người đều phải suy nghĩ, xác định rõ ý định, chủ trương, kế hoạch tiến hành và tổ chức thực hiện nó trong thực tiển. Song thực tiển không phải là vĩnh hằng bất biến ma no luôn vận động và phát triển nên ý định chủ trương, kế hoạch dù đã xác định và chuẩn bị kỹ đến đâu cũng phải có sơ hở, thậm chí sai lầm. Do đó ma tổ chức, cá nhân dù có tài hoa, khoa học và công nghệ phát triển cao cũng không thể hiểu hết lường hết được mọi việc. Vì lẽ đó ma muốn đạt được kết quả trong thực tiển phải xem xét tình hình thực tế để nhận xét, đánh giá nghĩa là phi kiểm tra. Trong thời kỳ xây dựng CNXH, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, đã và đang có rất nhiều vấn đề mới nảy sinh, tình trạng thế giới và trong nước có nhiều phức tạp và đồng thời xuất hiện những thời cơ thuận lợi cũng vừa có khó khăn, thách thức, đòi hỏi Đảng phải thường xuyên tiếp cận, nắm bắt và xử lý đối tượng, nội dung và nhiệm vụ lãnh đạo cần đa dạng, phong phú sinh động…

Công tác kiểm tra trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động của mỗi tổ chức và từng đảng viên. Thực tiển lãnh đạo của Đảng ta từ khi thành lập đến nay đã khẳng định kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, lãnh đạo phải có kiểm tra “ Lãnh đạo ma không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo”,công tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng.

Vậy công tác kiểm tra Đảng là gì? Công tác kiểm tra Đảng là hoạt động của Đảng tác động vào tổ chức và cá nhân người đảng viên. Căn cứ vào tiêu chuẩn, văn bản qui định hiện hành đ1nh giá, nhận xét ưu khuyết điểm, khắc phục khuyết điểm nhằm thực hiện quyết định đưa ra nhằm đem lại hiện quả.

Vì sao công tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trong trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng.

Theo quan điểm của CN Mác-lênin thì công tác kiểm tra như là một phương thức hành động để thực hiện mục đích, trong điều kiện Đảng lãnh đạo toàn xã hội. Kiểm tra Đảng có tầm quan trọng đặc biệt, nó là một trong hai yếu tố quyết định sự thành bại của các quyết định. Lênin nêu rõ: “khi đường lối chính sách đã được xác định, phương hướng đã được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu và sự lãnh đạo phải chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh sang việc lựa chọn người và kiểm tra sự thực hiện”. (Lê nin toàn tập, bản tiếng Việt, tập 44, nxb tiến bộ 1978 trang 450)

Với Đảng ta trong hoạt động lãnh đạo luôn luôn coi trọng công tác kiểm tra, coi đó là một nguyên tắc, một khâu quan trọng trong quá trình lãnh đạo và công tác xây dựng Đảng. Đồng thời xác định kiểm tra là một chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng. Bác hồ đã chỉ rõ “khi đã có chính sách đúng , thì sự thành công hay thất bại của chính sách đó là do nơi tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính đúng cũng vô ích”.

Đến Đại hội 9 của Đảng 4/2001 tiếp tục nhấn mạnh Đảng phải “ tăng cường công tác kiểm tra của các cấp ủy, của ủy ban kiểm tra các cấp” (Đại hội 9, trang 146)

Công tác kiểm tra gắn liền một cách tất yếu với sự lãnh đạo của Đảng, vì lãnh đạo không chỉ là việc xây dựng đường lối, chính sách, Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, là việc tổ chức thực hiện và bố trí cán bộ mà lãnh đạo còn là kiểm tra, không những kiểm tra việc thực hiện đường lối, cương lĩnh chính trị, chủ trương chính sách, mà còn kiểm tra bản thân cương lĩnh chính trị, đường lối chính sách đó và kiểm tra cả các tổ chức tiến hành, kiểm tra nhằm đảm bảo đường lối chính sách được xác định đúng, được quán triệt và tổ chức thực hiện thắng lợi trong thực tiển. Đây là một vấn đề có tính nguyên tắc, vừa là chức năng lãnh đạo, vừa là trách nhiệm , phương pháp,qui trình lãnh đạo của Đảng.

Mặt khác, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng bắt nguồn từ sự đòan kết, thống nhất về chính trị, tư tưởng, được bảo đảm bằng sự thống nhất Vật chất về tổ chức, mà muốn đạt được điều đó và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình Đảng phải coi trọng và làm tốt công tác kiểm tra. Có tiến hành công tác kiểm tra mới góp phần thiết thực và có hiệu quả vào việc phòng ngừa và khắc phục những nguy cơ có thể nảy sinh của Đảng cầm quyền, như Hồ Chí Minh đã dạy:”Kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục Đảng viên và cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó, mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng, về tổ chức” và qua thực tiển cách mạng Việt Nam Đảng ta đã kết luận:” công tác kiểm tra là một bộ phận quan trọng trong tòan bộ công tác xây dựng Đảng “ là” một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện” là “ biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bện quan liêu “ (Văn kiện Đại hội Đảng 6, nxb sự thật, 1987 trang 137)

Từ những vấn đề trên, ta thấy công tác kiểm tra có một vị trí cực kỳ quan trọng, bảo đảm cho Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong sạch về phẩm chất đạo đức. Nhìn lại công tác kiểm tra trong thời gian qua, theo nội dung văn kiện Đại hội VIII, công tác kiểm tra của Đảng trong 5 năm qua có tiến bộ trên các mặt. Kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Đã kiểm tra 2,5 triệu lược cán bộ đảng viên và trên 60 ngàn tổ chức Đảng và việc xử lý kỷ luật đảng viên trên 180.000 đảng viên (chiếm 8,5% tổng số đảng viên). Trong đó đã khai trừ 28.000 đảng viên (chiếm 15,5%). Công tác kiểm tra đã góp phần tính cực vào công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị… giải quyết 25.000 thư tố cáo, giải quyết khiếu nại, kỷ luật 4.500 trường hợp. Trong đó có 200 trường hợp phải thay đổi quyết định. Riêng năm 1999 kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm: kiểm tra 36.847 đảng viên trong đó có 9.170 cấp ủy viên, qua kiểm tra đã kết luận có 18.054 đảng viên vi phạm; kiểm tra tổ chức Đảng có 3.541 tổ chức Đảng qua kiểm tra đã kết luận có 1.771 tổ chức Đảng vi phạm. Giải quyết tố cáo đảng viên và tổ chức Đảng là: 9.884/11.434 trường hợp đạt 86,4%; trong đó tố cáo đúng 2,4%; có dụng ý xấu là 4,38%; tố cáo không có cơ sở 9,71%. Đối với tổ chức Đảng đã giải quyết 135/219 đạt 61,64%. Thi hành kỷ luật trong Đảng 20.174 đảng viên, trong đó 1.577 cấp ủy viên các cấp; kỷ luật tổ chức Đảng 330 tổ chức, giải quyết thư khiếu nại trong năm 1999 có 750/947 trường hợp, trong đó có 131 trường hợp phải thay đổi quyết định, kiểm tra tài chính Đảng 26.331 tổ chức Đảng đã kết luận có 2.047 tổ chức Đảng sử dụng tài chính sai nguyên tắc.

Hiện nay, trong tình hình đất nước thực hiện nền kinh tế thị trường cũng như trong các mối quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng. Bên cạnh những mặt tích cực thuận lợi, cũng còn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi chúng ta phải xử lý tích cực và chủ động. Đó là, đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp rất to lớn, phức tạp trong giai đoạn cách mạng hiện nay do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo, Đảng ta là Đảng cầm quyền nên những thuận lợi và thành tựu, những thất bại và tổn thất của cách mạng đều gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Trong điều kiện cơ chế thị trường, kinh tế nhiều thành phần , mở cửa với bên ngòai, cán bộ, Đảng viên hàng ngày, hàng giờ phải chịu sự tác động của nhiều nhân tố phức tạp, kể cả những hành động chống phá Đảng, vấn đề giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng đang đứng trước thách thức mới, một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phải nhạt lý tưởng, mất cảm giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật sa đọa về đạo đức và lối sống. Một số thoái hóa về chính trị, tuy rất ít nhưng hoạt động của họ gây hậu quả hết sức xấu.

Một số tổ chức Đảng ở các cấp chưa được chỉnh đốn; dân chủ bị vi phạm , kỷ luật, kỹ cương lỏng lẻo, nội bộ không đòan kết, chất lượng sinh hoạt Đảng giảm sút. Một số cán bộ và cấp ủy chưa tôn trọng và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ ; bệnh quan liêu, độc đoán, cục bộ, địa phương, kèn cựa, địa vị, cá nhân chủ nghĩa nặng. Không ít nơi mất đòan kết nghiêm trọng.

Trước thực trạng ấy, để nâng cao chất lượng kiểm tra trong điều kiện mới, đặc biệt trong thời kỳ chuyển sang cơ chế thị trường cần quán triết một số điểm mấu chất sau đây:

Thực hiện nghiêm túc chế độ lãnh đạo có kiểm tra chương trình, kế hoạch “mọi cấp ủy cần nhận thức rõ, nâng cao chất lượng kiểm tra Đảng có ý nghĩa là nâng cao chất lượng lãnh đạo của cấp ủy. Trước hết đổi mới tư duy kiểm tra, khắc phục những nhận thức không đúng, những định kiến sai lầm đối với kiểm tra và kỷ luật Đảng. Từ bước xây dựng phong cách kiểm tra mới, phù hợp với hoàn cảnh mới hiện nay của Đảng và mang tính khoa học, chủ động tiến công. Kiểm tra phải trở thành công việc hằng ngày của cấp ủy, cán bộ chủ chốt phải trực tiếp kiểm tra, chứ không phải để những người ở địa vị thứ yếu hoặc giao khoán cho cơ quan kiểm tra. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra thật cụ thể, nắm vững những yêu cầu chủ yếu, giải quyết dứt điểm từng vụ việc.

Dân chủ hóa trong công tác kiểm tra, hoạt động kiểm tra phải được tiến hành công khai, thống nhất từ trong cấp ủy đến từng đảng viên, kiểm tra, đánh giá. Kết luận phải dự trên những chứng cứ rõ ràng, không áp đặt, truy chụp. Kết quả xử lý phải được thông báo cụ thể. Rộng rãi, không vì lý do nào đó mà chỉ thông báo nội bộ, không nên bó hẹp Đảng trong phạm vi nội bộ Đảng, mà phải kết hợp kiểm tra Đảng với thanh tra Nhà nước, thanh tra các đoàn thể nhân dân… có kết hợp được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống kiểm tra thì hoạt động kiểm tra mới tiến hành thuận lợi; đối tượng không thể không thừa nhận sự sai lầm khuyết điểm. Kết luận cuối cùng sẽ đạt được độ chính xác.

Hoàn thiện bộ máy kiểm tra các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Tăng thêm quyền hạn cho cơ quan kiểm tra, sao cho cơ quan này có thẩm quyền để kiểm tra đảng viên (kể cả cấp ủy viên cũng cấp). Giám sát việc chấp hành quy chế làm việc của cấp ủy cấp dưới. Các cấp ủy phải thường xuyên quan tâm tạo điều kiện để Uy ban kiểm tra hoạt động thuận lợi. Giúp đỡ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bố trí cán bộ và cử những cán bộ có phẩm chất, năng lực tốt, có quy tín, có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, thuần thục công tác Đảng và có khà năng thực hiện hoàn toàn theo tinh thần của Đảng, đảm nhiệm cương vị phụ trách trong cơ quan quan trọng này.

Kiện toàn các ban theo hướng “thà ít mà tốt” xứng đáng là “tay mắt, bộ óc” của cấp ủy. Vừa có trách nhiệm nghiên cứu giúp cấp ủy đề ra được các quyết định đúng đắn, vừa có trách nhiệm kiểm tra, vừa thực hiện các quyết định ấy trong phạm vi công tác của mình phụ trách.

Thực hiện tư tưởng chỉ đạo hành động khi tiến hành hoạt động kiểm tra chủ động chiến đấu, giáo dục.

Nâng cao chất lượng của các quyết định, hoàn thiện hệ thống pháp luật… lấy nó làm phương hướng, chuẩn mực để kiểm tra, đánh gái. Thực tiễn cho thấy, chất lượng của các quyết định ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiểm tra. Quyết định đúng tạo cơ sở kiểm tra đi đúng hướng, tiến hành thuận lợi. Quyết định sai khiến cho kiểm tra vốn phức tạp càng phức tạp hơn, thậm chí có khi đi chệch hướng. Cơ chế quản lý hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật càng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng kiểm tra Đảng, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay. Đã có không ít trường hợp kiểm tra, kết luận sai gây oan ức cho cán bộ đảng viên tốt và cơ chế quản lý không rõ ràng, hệ thống chính sách và pháp luật khập khiễng.

Về phương pháp kiểm tra thì cần vận dụng, kết hợp linh hoạt các hình thức kiểm tra như kiểm tra thường xuyên, đột xuất, định kỳ và phương pháp kiểm tra trực tiếp, gián tiếp.

Kiểm tra thường xuyên là rất quan trọng nó giúp cho chủ thể nắm chắc tình hình mọi mặt và có hệ thống. Còn kiểm tra đột xuất giúp chủ thể đánh giá, kết luận sự vật, hiện tượng một cách nhanh chống, chính xác và khách quan, đối tượng được kiểm tra khó che giấu, xuyên tạc, bóp méo sự thật. Với kiểm tra định kỳ giúp chủ thể nắm chắc tình hình đều đặng trong từng thời kỳ nhất định để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

Phương pháp kiểm tra trực tiếp là quan trọng nhất và đạt hiệu quả cao nhất, vì vừa bảo đảm tính tập trung cao độ vừa phát huy tính dân chủ tập thể, nó giúp cho chủ thể, nắm bắt sự việc đúng đắn, chính xác nhấ. Còn phương pháp kiểm tra không thể thiếu nhưng muốn đạt được kết quả cao cần phải xử lý nghiêm ngặt các nguồn thông tin, nếu không sẽ dẫn đến kết luận sai lệch.

Công tác kiểm tra không chỉ là việc của ủy ban kiểm tra mà còn là việc của toàn Đảng. Trước hết là của các cấp ủy Đảng. Công tác kiểm tra của Đảng là phải kết hợp với công việc tổ chức trong việc đánh gái cán bộ, đảng viên một cách chính xác, kịp thời. Đích cuối cùng của công tác kiểm tra cần đạt tới là qua mỗi vụ việc được kiểm tra xong là tổ chức Đảng càng thêm vững mạnh. Đội ngũ đảng viên cần đoàn kết trưởng thành hơn chứ không phải là ngược lại. Có vậy công tác kiểm tra mới xứng đáng là vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng.

Nhằm đạt được vấn đề trên, một số biện pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng.

Phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác kiểm tra, muốn vậy, cần giải quyết nhận thức trong cấp ủy, để chăm lo công tác này; do đó từng địa phương phải đánh đúng thực trạng của công tác kiểm tra, để từ đó chủ động góp ý, phê bình, giáo dục một cách có hiệu quả.

Quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cơ quan kiểm tra từ Trung ương đến cơ sở.

Sử dụng đồng bộ vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp kiểm tra như kiểm tra thường xuyên mang tính chất bao trùm, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất.

Xây dựng ủy ban kiểm tra các cấp vững mạnh, thể hiện ngoài bộ máy đã quy định là đội ngũ làm công tác kiểm tra, cần nâng cao trình độ lý luận, hiểu rõ thực tiễn. Nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, có phẩm chất, năng lực nghiệp vụ mà đặc biệt là công tác chuyên môn, kiểm tra để kiểm tra.

Chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ kiểm tra. Đồng thời tạo hành lang an toàn cho cán bộ kiểm tra.

Đổi mới cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật, bãi bỏ những quyết định không còn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới.

Qua sự phân tích trên để soi gọi lại công tác xây dựng Đảng ở huyện Đảng bộ địa phương về công tác kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, tính Đảng và ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật trong số cán bộ, đảng viên không nghiêm, vẫn còn hiện tượng quan liêu, thiếu dân chủ, thiếu sâu sát cơ sở.

Trên cơ sở đó, huyện Đảng bộ đã đề ra phương hướng đến hết năm 2002: giữ nghiêm chế độ và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, quản lý chặt chẽ, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên. Gắn với kiểm tra, động viên chấp hành điều lệ Đảng, đảm bảo hàng năm có 85% đảng viên trở lên phát huy tốt tác dụng.

Tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện nghị quyết, quy chế làm việc của từng chi, Đảng bộ cơ sở và trực thuộc. Có định kỳ, có sơ tổng kết và khen thưởng kịp thời.

Đây cũng là những điểm góp phần làm trong sạch, nâng cao chất lượng tổ chức và đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của nhiệm vụ then chốt trong thời kỳ mới.

Tóm lại: công tác kiểm tra là nhu cầu không thể thiếu đối với tổ chức Đảng và đảng viên. Trong thời kỳ đổi mới sôi động hiện nay, Đảng ta đang đứng trước thời cơ và thách thức mới, 4 nguy cơ ma Đảng ta xác định là: Tụt hậu xa hơn về kinh tế; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; bệnh quyết liệt tham nhũng; diễn biến hòa bình, đã và đang đe dọa tới sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Do vậy, để thực hiện thắng lợi sự ngiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng phải tiếp tục tự đổi mới , tự chỉnh đốn, nâng cao hiệu quả sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo. Muốn vậy, bên cạnh việc giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nâng cao bản lĩnh chính trị , phẩm chất và năng lực cán bộ, Đảng viên, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ , tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, thì phải đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, đặc biệt là kiểm tra chấp hành cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, Nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quyết định của Đảng và kiểm tra tổ chức Đảng và Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm./.

Câu 9: Đổi mới phong cách làm việc của người lãnh đạo.

Đổi mới và không ngừng nâng cao phong cách làm viwệc của người lãnh đạo là một trong những nhiệm vụ rất trọng yếu trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. Từ 1976, các đại hội đại biếu toàn quốc của Đảng đều nhấn mạnh việc đổi mới, xây dựng phong cách làm việc khoa học đại hội IV của Đảng khẳng định “cải tiến phương pháp lãnh đạo là tác phong công tác, là một bộ phận không thể tách rời việckiện toàn bộ máy của Đảng… là một y6eu cầu bức thiết để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng”. Đại Hội V, VI, VII, VIII tiếp tục coi việc đổi mới phong cách làm việc là một trong những nội dung quan trọng của việc đổi mới bản thân Đảng và sự lãnh đạo của Đảng, là một trong yêu cầu đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới. VK ĐHĐB Toàn Quốc lần thứ IX xác định: “xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lí ở các cấp, vững vàng về chínhtrị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo, gắn bó với nhân dân” (VK IX, Trang 54).

Có thể hiểu phong cách làm việc của người lãnh đạo là tổng hợpn phương pháp, biện pháp tiêu biểu, ổn định mà người lãnh đạo sử dụng hàng ngày để thực hiện nhiệm vụ của mình. Phong cách làm việc của người lãnh đạo được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ, phẩm chất, tri thức, điều kiện hoạt động và sinh sống của người lãnh đạo.

Phong cách làm việc của người lãnh đạo được hình thành dười sự tác động của các nhân tố cơ bản như: truyền thống dân tộc, hoàn cảnh kinh tế-xã hội, quan điểm chính trị, lập trường tư tưởng; vai trò tổ chức, nguyên tắc làm việc và sự nỗ lực của bản thân người lãnh đạo.

Đổi mới phong cách làm việc của người lãnh đạo bao gồm nhiều mặt, trong đó có 3 nội dung trọng yếu là: nâng cao quan điểm lập trường và bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ kiến thức và có phương pháp công tác tốt.

- Nâng cao quan điểm lập trường và bản lĩnh chính trị:

Trong giai đoạn hiện nay, trướcn biến động của tình hình quốc tế và trong nước, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo của Đảng phải có nhận thức đúng, kiên định mục tiêu và con đường XHCN mà Đảng cộng sản Việt Nam đã lựa chọn. Trên cơ sở nhận thức mới và có quan điển đúng đắn với mọi hoạt động của đời sống kinh tế-xã hội, kiên quyết đấu tranh chống bảo thủ, chống những quan điểm sai lệch, nhất lá mớ hồ về con đường XHCN mà chúng ta đang xây dựng.

Nâng cao quan điểm lập trường , tạo cơ sở vững chắc để người lãnh đạo vững vàng đối phó trước những biến động phức tạp của thời cuộc, đấu trang có hiệu quả với âm mưa chống phá của kể thù đặc biệt là “chiến lược diễn biến hoà bình”, nhằm giữ vững bản chất cách mạng trong mọi hoạt động của mình, tạo điều kiện góp phần vào việc giữ vững định hướng XHCN trong công cuộc lãnh đạo của Đảng vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

- Nâng cao trình độ kiến thức:

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, trình độ quần chúng không ngừng nâng lên, những yêu cầu trên các lĩnh vực đời sống xã hội đặc biệt là những yêu cầu trên lĩnh vực khoa học công nghệ đòi hỏi ngày càng cao… để làm tốt vai trò cua mình, đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, người cán bộlãnh đạo phải không ngừng nâng cao kiến thức ngang tầm với tình hình mới.

Mặt khác, trong điều kiện công việc hiện nay, người cán bộ lãnh đạo được giao nhiệm vụ gì thì không thể nằm chung chung, mà phảo có kiến thức sâu về lĩnh vực chuyên môn đó để vừa đảm bảo việc chỉ đạo điều hành thường xuyên vừa tao cơ sở nâng cao chất lượng hiệu quả, giúp đỡ, bồi dưỡng những người thuộc phạm vi phụ trách.

- Có phương pháp công tác tốc;

Phương pháp công tác tốt là một lĩnh vực rất đa dạng và phong phú, np1 đòi hỏi rất cao tính năng động sáng tạo của con người, do đó cần chú ý những vấn đề sau:

Một là, người cán bộ lãnh đạo cần làm cho mọi các bộ công nân viên dưới quyền nhận rõ trách nhiệm và ý nghĩa của công việc được giao đối với họ. Làm cho họ thấy tự hào, yêu mến công việc của mình và luôn khuyến khích họ ra sức đổi mới, sáng tạo không ngừng.

Khi giao cho cán bộ nhiệm vụ gì hoặc khi có chủ trương hay kế hoạch công tác, người lãnh đạo phải phân tích, lí giải rõ hoặc tổ chức triển khia chu đáo, làm cho đối tương tiếp nhận thông suốt trước khi chấp hành và thực hiện. Trong quan hệ làm việc, ngươi cán bộ lãnh đạo ophải có thái độ tôn trọng và chú ý lắng nghe ý kiến của họ đồng thới cũng thẳn thắng chỉ rõ những chỗ mà họ có sai sót, yếu kém.

Hai là, người lãnh đao phải luôn luôn có ý thức cỉa tiến phương thức làm việc của bản thân để cho lề lối làm việc của mình ngày càng khoa học và có hiệu quả. Lúc bình thường cũng như gặp sự việc gay cấn phức tạp, người lãnh đạo cần p[hải có tư thế đường hoàng, trầm tĩnh để có thể cân nhắc khách quan các mối quan hệ, nắm đúng thực chất của vấn đề, không để bị tác động hay kích động dẫn đến sai lầm trong xử lí.

Tuỳ theo tính chất công việc, người lãnh đạo phải nghiên cứu đề ra cho mình một lịch hoạt động thích hợp. Sử dụng thời gian một cách đúng đắn và có hiệu suất cao là một yêu cầu trong khoa học làm việc của người lãnh đạo.

Ba là, người lãnh đạo cần làm tốt công tác nắm tình hình. Muốn ậy cần phải tổ chức tốt hệ thống thông tin, bảo đảm thông tin hai chiều trên xuống, dưới lên được nhanh chóng và chính xác, nguồn thông tin từ các nơi: trên thế giới, trong nước, địa phương, đơn vị bạn… được thu thập kịp thời, phong phú và chính xác.

Tuỳ theo tính chất công tác và đặc điểm địa bàn mà người lãnh đạo có chế độ đi cơ sở thích hợp. Không những đến những nơi có phong trào mạnh để chỉ đạo phát huy và đề phòng những phát sinh tiêu cực mà còn đến cả những nơi có phong trào yếu để tìm ra nguyên nhân khắc phục, thúc đẩy phong trào.

Bốn là, làm tốt công tác kiểm tra. Công tác kiểm tra phải được tiến hành một các chủ động, thường xuyên; tuỳ thực tế tình hình của từng thời điểm, công tác kiểm tra có sự tập trung vào những trung tâm nhất định.

Những nội dung trên đây là một thể thống nhất nhằm tạo nên phong cách làm việc khoa học của người lãnh đạo của Đảng. Do đó không được xem nhẹ nội dung nào, mà cần phải căn cứ vào vị trí, chức năng và điều kiện công tác để phấn đấu rèn luyện, để đảm đương tốt nhiệm vụ được giao.

Đội ngũ lãnh đạo hiện nay của nước ta hiện nay đã được nâng cao rõ rệt về mọi mặt cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, những mặt tích cực vẫn còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục như: “đội ngũ cán bộ được đào tạo và trưởng thành trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lí, phong cách làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế…” (Xây Dựng Đảng về tổ chức của Ngô Đức Tính, NXB CTQG, HN 2002, Trang 101).

Trước thực trang đó, việc đổi mới phong cách làm việc của người lãnh đạo là hết sức cần thiết, bởi vì:

+Phong cách làm việc của người lãnh đạo là yếu tố giữ vai trò quan trọng ở tất cả các khâu trong quá trình hoạt động cách mạng của Đảng. Tghực tiễn đã chứng minh rằng, chất lượng và hiệu quả của việc ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định, kiểm tra và tổng kết thực tiễn tuỳ thuộc một phần rất quan trọng ở phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, nhất là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp, các ngành.

+Phong cách làm việc khoa học là một trong những yếu tố quan trọng tạo thành chất lượng đội ngũ cán bộ và từng người cán bộ. Chất lượng cán bộ là tổng hoà những phấm chất chính trị, năng lực công tác, đảm bảo các nguyên tắc về phong cách thạo việc-đây là một nhân tố rất quan trọng để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng trong công cuộc đổi mới.

+Người lãnh đạo phải xây dựng phong cách làm việc khoa học để đáp ứng yêu cầu và trình độ phát triển ngày càng cao của dân trí, dân chủ và của người lao động.

-Đối tượng lãnh đạo khi bước vào thời kì Đảng cầm quyền xây dựng xã hội XHCN.

+Những thành tựu mới của khoa học công nghệ đã tạo bước chuyển mới về chất trong tầm nhìn, cách nghĩ, lối làm ăn của con người trên khắp hành tinh; tạo ra những điều kiện và khả năng mới trong lao động, lãnh đạo, quản lí làm xuất hiện những mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều giữa các quốc gia dân tộc có chế độ chính trị khác nhau. Nhân tố khách quan đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới về phong cách làm việc khoa học là yêu cầu quan trọng, bức xúc của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.

+đổi mới phong cách làm việc của người lãnh đạo là để khắc phục những yếu kém trong công tác hiện nay của đội ngũ cán bộ lãnh đạo như tình trạnh quan liêu, xa rời thực tế, không sâu sát nhân dân, thiếu dân chủ, kỉ luật lỏng lẻo, không tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, nói nhiều làm ít, chương trình làm việc rập khuôn máy móc; thiếu tính quyết đoán, dựa dẫm vào tập thể…

chính vì những lí do trên đây mà chúng ta cần phải đổi mới phong cách làm việc của người lãnh đạo nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện phong cách làm việc của người lãnh đạo với những đặc trưng cơ bản sau:

+Sự thống nất giữa tính Đảng, tính nguyến tắc cao với sự năng động sáng tạo, nhạy cảm với cái mới.

+Sự thống nhất giữa tính nhiết tình cách mạng với tính trung thực, khách quan khoa học.

Sự thống nhất giữa cách làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cá nhân cao.

+Sự thống nhất giữa nhận thức và hoạt động thực tiuễn, lời nói đo đôi với việc làm.

+Sâu sát cơ sở, thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân.

Những đặc trưng cơ bản trên đây là một thể thống nhất, tạo thành phong cách làm việc khoa học của người cán bộ lãnh đạo, nó thể hiện ở hiệu quả công việc và uy tín của người cán bộ trong quần chúng, góp phần thực hiện nghị quyết mà Đảng ta đã đề ra về tiếp tục đổi mới công tác cán bộ “xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lí ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân” (VK ĐHĐB Toàn Quốc lần thứ IX, NXB CTQG, HN 2001, Trang 141)

Câu 10: Đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt luôn luôn là mắc khâu quan trọng nhất trong mỗi giai đoạn cách mạng. Chất lượng người lãnh đạo được tạo thành bởi nhiều yếu tố: phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ trí tuệ, năng lực thực tiễn, phong cách làm việc… trong đó phong cách làm việc giữ vai trò quan trọng.

Trong hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng ta, trong những bài học ở từng giai đoạn cách mạng là Đảng luôn coi trọng xây dựng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng qua các kỳ đại hội của Đảng. Nhất là từ đại hội III đến nay. Trong văn kiện của các đại hội đảng đều có một phần tổng kết về rèn luyện phong cách làm việc khoa học cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp. Mở đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đại hội VI chỉ rõ: phải đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy, đổi mới công tác tổ chức và cán bộ, đổi mới phong cách làm việc của người lãnh đạo. Đảng ta coi việc đổi mới phong cách làm việc là một trong những nội dung quan trọng của việc đổi mới bản thân Đảng và sự lãnh đạo của Đảng. Đại hội VII của Đảng xác định “Đổi mới một bước cơ bản nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng” là một trong những yêu cầu đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong những năm tới.

Như vậy, Đảng ta sắp xếp công tác đổi mới với đổi mới phong cách làm việc. Bởi vì đổi mới phong cách làm việc làm nâng cao chất lượng hiệu quả làm việc của người cán bộ lãnh đạo.

Phong cách làm việc khoa học là một bộ phận cấu thành chất lượng của người cán bộ.. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ của giai cấp công nhân, đồng thời là của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là người khởi xướng và nêu tấm gương sáng về việc rèn luyện xây dựng và rèn luyện phong cách làm việc khoa học. Người đã để lại cho các cán bộ Việt Nam và cho toàn Đảng, toàn dân ta một trong những tài sản vô cùng quý giá đó là phong cách làm việc Hồ Chí Minh.

Tháng 10/1947, trong lúc công cuộc kháng chiến chống Pháp còn bề bộn, muôn vàn khó khăn, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian viết tài liệu huấn luyện đội ngũ cán bộ đảng viên xây dựng và rèn luyện phong cách làm việc khoa học. Tài liệu có tên “sửa đổi lề lối làm việc”. Cho đến nay tài liệu huấn luyện trên đã trải qua 55 năm nội dung vẫn còn giá trị, đặt cơ sở cho việc giáo dục và rèn luyện phong cách làm việc khoa học cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp hiện nay. Phong cách làm việc khoa học của cán bộ lãnh đạo bắt nguồn từ phẩm chất năng lực của người cán bộ và trải qua thực tiễn rèn luyện. Phong cách làm việc khoa học cũng là quá trình nâng cao phẩm chất, năng lực của mỗi người cán bộ.

Vậy phong cách làm việc khoa học lag gì?. Phong cách làm việc khoa học của người cán bộ lãnh đạo là tổng hợp của những hoạt động, những phương pháp, biện pháp, cách thức riêng có tiêu biểu và ổn định mà người cán bộ lãnh đạo sử dụng hàng ngày trong quá trình lao động, học tập, công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách của mình.

Trên cơ sở vai trò, vị trí và khái niệm phong cách làm việc khoa học ta thấy rằng ngày nay đất nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện mà trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong điều kiện kiện mới ấy, nó đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo các cấp phải xây dựng phong cách làm việc cho phù hợp cụ thể theo mấy lý do sau:

Vì phong cách làm việc là một trong những yêu cầu vị trí quan trọng cấu thành chất làm việc của người lãnh đạo và chất lượng của người cán bộ; đội ngũ cán bộ là khâu then chốt quyết định sự thắng lợi của cách mạng; đối với người cán bộ lãnh đạo thì phong cách làm việc khoa học còn giữ vai trò rất quan trọng ở tất cả các khâu trong quá trình lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Xuất phát từ tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải rèn luyện phong cách làm việc khoa học cho phù hợp ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Trong suốt quá trình thực hiện công cuộc đổi mới phải xác định nhiệm vụ kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa có thuận lợi, thời cơ, vừa có khó khăn thách thức đan xen nhau trong điều kiện chủ nghĩa xã hội và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bị thoái trào và từ một nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu để đi lên xây dựng nền sản xuất lớn hiện đại. Trong những điều kiện cạnh tranh, hợp tác và có sự phản kích của lực lượng thù địch trên thế giới diễn ra gay go, phức tạp. Do đó phải thường xuyên ra sức rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người cán bộ lãnh đạo.

Xuất phát từ tình hình thực trạng yếu kém của mỗi bản thân người cán bộ lãnh đạo các cấp. Thực trạng yếu kém đó được Đảng ta đánh giá qua nghị quyết đại hội VIII, nghị quyết trung ương 3 và nghị quyết trung ương 6 lần 2 khóa VIII. Bên cạnh đó số đông cán bộ giữ được đạo đức, phẩm chất cách mạng, lối sống lành mạnh, giản dị gắn bó với nhân dân. Nhưng cũng còn có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về đạo đức lối sống, làm giảm sút lòng tin của nhân dân như mang nặng chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, cục bộ, chạy theo lối sống thực dụng, tham nhũng, hối lộ, lãng phí của công, bòn rút của công, sống xa dân, quan cách, thiếu hòa đồng.

Phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo phải được đổi mới để thích nghi với yêu cầu và trình độ phát triển nâng cao cao của đối tượng lãnh đạo. Nhất là Đảng cầm quyền phải không ngừng đổi mới và xây dựng phong cách làm việc khoa học phù hợp với yêu cầu và trình độ mới của quần chúng nhân dân.

Sự phát triển của thông tin, công nghệ, khoa học có những thành tựu mới đã có bước chuyển biến lớn trong cách nhìn, cách nghĩ, cách làm ăn của con người trên khắp hành tinh tạo ra những điều kiện, khả năng trong lãnh đạo quản lý làm xuất hiện những mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều hướng giữa các quốc gia dân tộc có chế độ chính trị khác nhau. Nhân tố khách quan đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới xây dựng phong cách làm việc khoa học là yêu cầu quan trọng, bức xúc trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Những biến động chính trị diễn ra ở các nước Đông Au và Liên Xô phản ánh sự khủng hoảng sâu sắc và toàn diện của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, dẫn tới tình hình một số Đảng cộng sản mất quyền lãnh đạo xã hội. Đó là bài học thực tiễn rất sinh động cho tất cả Đảng cộng sản và chính quyền về nhiều phương diện, trong đó nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng là những kinh nghiệm nổi bật sâu sắc. Thực tế đó đã giúp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng thấy được yêu cầu bức thiết phải đổi mới, xây dựng phong cách làm việc khoa học đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới.

Với những nội dung của tính chất phải cấp thiết xây dựng và rèn luyện phong cách làm việc khoa học. Từ đó chúng ta cần chọn con đường và phương pháp để xây dựng và làm việc phong cách làm việc khoa học hiện nay đối với cán bộ lãnh đạo như sau:

Một là, cần phải nắm vững đặc trưng chủ yếu trong phong cách làm việc khoa học của người cán bộ lãnh đạo các cấp đã được tổng kết trong thực tiễn của cách mạng nước ta. Đó là cơ sở xuất phát, là động lực để rèn luyện phong cách làm việc khoa học đối với mỗi cán bộ lãnh đạo ở các cấp được thể hiện.

Phong cách làm việc khoa học của người cán bộ lãnh đạo cần có sự thống nhất giữa tính Đảng, tính nguyên tắc với tính năng động, nhạy cảm sáng tạo với đổi mới. Đây là một trong những nét nổi bật phổ biến của phong cách làm việc khoa học của người cán bộ lãnh đạo.

Mối quan hệ giữa tính Đảng và tính nguyên tắc là người cán bộ lãnh đạo trong quá trình hoạt động của mình cần nắm vững và thực hiện tốt vấn đề lập trường giai cấp của Đảng; phải kiểm điểm bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Tính nguyên tắc là những nguyên tắc được qui định cụ thể của Ban chấp hành trung ương Đảng và Bộ chính trị nhằm thực hiện nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc tập trung dân chủ.

Quan hệ tính năng động sáng tạo, nhạy cảm cái mới đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo các cấp phải luôn luôn xuất phát từ thực tiễn cách mạng, thực tiễn của phong trào quần chúng, từ đặc điểm của đất nước, của địa phương, cơ sở mình để vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đúng đắn và sáng tạo, giải đáp được kịp thời những yêu cầu đặt ra của cuộc sống. Mà thực tiễn luôn luôn vận động biến đổi không ngừng, vì vậy, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải năng động, sáng tạo, nhạy cảm, với cái mới. Để thực hiện được đặc trưng phổ biến này phải thường xuyên xây dựng rèn luyện phong cách làm việc khoa học, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải nắm vững đường lối, quan điểm tư tưởng, của Đảng và các nguyên tắc để tổ chức sinh hoạt và hoạt động lãnh đạo của Đảng. Đồng thời phải nghiên cứu, nắm bắt kịp thời những vấn đề thực tế nảy sinh trong cuộc sống và có trách nhiệm cao trước những yêu cầu của nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương mình.

Trong phong cách làm việc khoa học người lãnh đạo còn có sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học.

Nhiệt tình cách mạng là yếu tố cơ bản trong phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo, nó bắt nguồn từ lòng thiết tha yêu nước, thương dân, căm thù mọi áp bức bóc lột. Từ đó trở thành động lực chân chính thôi thúc người cán bộ tận tụy suốt đời phục vụ cách mạng và nhân dân. Ngày nay, nhiệt tình cách mạng ấy phải gắn liền với tư tưởng học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nếu người cán bộ lãnh đạo thiếu nhiệt tình cách mạng thì không thể có phong cách làm việc khoa học. Mặt khác, nhiệt tình cách mạng của người cán bộ lãnh đạo cách mạng chỉ đem lại chất lượng hiệu quả cao khi họ có tri thức khoa học là tổng số của những nhận thức, hiểu biết về quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy nó được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường, đối nội, đối ngoại dân tộc và quốc tế… Có nhiệt tình cách mạng mà thiếu tri thức khoa học thì sẽ dẫn đến những hành động sai trái, hạn chế chất lượng, hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, thậm chí có thể dẫn đến tổn thất, sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động của người cán bộ lãnh đạo.

Sự thống nhất giữa cách làm việc dân chủ tập thể với tính quyết đoán và tinh thần trách nhiệm cá nhân cao, gắn liền với sự riêng có của người cán bộ lãnh đạo, là thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ (cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo) quyết đoán của người cán bộ lãnh đạo dựa trên cơ sở phương hướng chính trị, chủ trương của tập thể có thẩm quyền dựa trên những căn cứ mà cấp trên đáp đẵ đề ra.

Căn cứ vào những tài liệu đã được điều tra, khảo sát, thống kê mà chính người cán bộ lãnh đạo đã thẩm định, quyết định này phải dựa trên sự hiểu biết, quyết định này vì lợi ích cho ai, của ai?. Là vì lợi ích cho nhân dân và đất nước. Còn lợi dụng vun vén cá nhân là độc đoán, sai trái. Quyết đoán khoa học nó bảo đảm tính hiệu lực, tính hiện thực cao.

Phong cách làm việc khoa học đòi hỏi lời nói phải đi đôi với việc làm và làm phải coi trọng tính hiệu quả. Đây là phong cách phổ biến của đội ngũ cán bộ Việt Nam. Nhưng lời nói là phát ngôn của Đảng và nhà nước, do đó phải bảo đảm ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Việc làm là hoạt động thực tiễn, tà tổ chức, giáo dục, vận động quần chúng thực hiện đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước, việc làm của người lãnh đạo ấy gắn liền với lời nói. Suy luận rộng ra, lời nói là làm theo đường lối của Đảng và thực tiễn cách mạng. Mặt khác, người cán bộ lãnh đạo phải gắn bó với nhân dân, với cơ sở, với cuộc sống của nhân dân, thể hiện phong cách gắn bó, gần gũi, chan hòa với nhân dân, thể hiện những tấm gương tốt để cho nhân dân noi theo. Lời nói và việc làm phải gắn với cơ quan và cuộc sống đời thường.

Lời nói và viết các tư liệu và việc làm phải gắn bó nhất quán theo đường lối, chủ trương của đảng. Lời nói đi đôi với việc làm là xuất phát từ bản chất của chủ nghĩa Mác-Lênin, là cách mạng và khoa học. Những người cộng sản chân chính không chỉ dừng lại ở sự giải thích mà còn luôn coi trọng việc làm thực tế nhằm đáp ứng lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Hồ Chí Minh nói “lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn mù quáng”.

Phong cách làm việc khoa học của người lãnh đạo đòi hỏi phải thường xuyên sâu sát thực tế, gắn bó với nhân dân là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng ta. Đồng thời là phương pháp công tác truyền thống, là kinh nghiệm hay của cán bộ đảng viên hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành và là bài học lớn mà Đảng ta đã tổng kết hoạt động của mình, nhất là trong điều kiện Điều kiện Đảng cầm quyền càng phải đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo các cấp phải sâu sát thực tế, gần gũi nhân dân. Bởi vì trong những nguy cơ lớn của Đảng cầm quyền là quan liêu, xa cách thực tế, xa cách nhân dân là điều đang diễn ra hiện nay, chúng ta cần phải khắc phục.

Hai là, phải rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới. Vì nó là nguồn gốc sản sinh ra phong cách làm việc khoa học, phải coi phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống là cái gốc trong việc hình thành phong cách làm việc khoa học của mỗi người cán bộ lãnh đạo mà ngày nay vấn đề rèn luyện nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống là vấn đề cơ bản và cấp bách hiện nay. Rèn luyện năng lực người cán bộ lãnh đạo bao hàm năng lực thực tiễn, nghĩa là nâng cao kiến thức toàn diện, đồng thời phải hiểu biết quần chúng.

Ba là, phải biết kết hợp sự tự rèn luyện của mỗi cá nhân với sự giúp đỡ của tổ chức và phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân hòa vào thực tiễn, thâm nhập vào cuộc sống. Trên cơ sở đó mà xây dựng hoàn thiện phong cách làm việc khoa học của mình.

Ba mặt trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng yếu tố tự rèn luyện mình là quan trọng nhất. Hồ Chí Minh đã dạy: “Tự thân rèn luyện mình là cái quan trọng nhất”; “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống, nó do công phu đấu tranh bền bỉ, rèn luyện mà có, cũng như vàng càng luyện càng tinh, ngọc càng mài càng sáng”.

Tóm lại, củng cố đổi mới phát triển đất nước, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi đội ngũ cán bộ của Đảng phải có phong cách làm việc mới, khoa học thiết thực và có hiệu quả cao.

Đó là yêu cầu không chỉ trong lịch sử, trong cuộc sống hôm nay, mà còn là yêu cầu của tương lai. Cho nên người cán bộ phải nâng cao quan điểm, lập trường và bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội như cương lĩnh của Đảng ta đề ra làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét