Thứ Tư, 14 tháng 1, 2009

QLNN VỀ Y TẾ

Câu 9. Nghị quyết IX của Đại Hồi Đảng có nêu "thực hiện đồng bộ chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể hiện tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi" hãy nêu những nhóm chính sách thể hiện sự đồng bộ trên và phân tích một trong những chính sách đó.
Để thực hiện đồng bộ chớnh sỏch bảo vệ và chăm súc sức khoẻ nhõn dõn. Nhà nước ta đó thực hiện đồng bộ cỏc chớnh sỏch sau đõy:
A.chớnh sỏch về bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm y tế là do nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đúng gúp của người sử dụng lao động, người lao động, cỏc tổ chức và cỏ nhõn để thanh toỏn chi phớ khỏm chữa bệnh theo quy định của điều lệ bảo hiểm y tế cho người cú thẻ bảo hiểm y tế khi ốm đau (Điều lệ BHYT ngày 13/8/1998 của Chớnh phủ)
#Bảo hiểm y tế bắt buộc ỏp dụng đối với 5 đối tượng
-người lao động làm việc trong cỏc doanh nghiệp nhà nước, cỏc doanh nghiệp
-cỏn bộ cụng chức làm việc trong cỏc cơ quan hành chớnh sự nghiệp, cỏc tổ chức chớnh trị xó hội.
-người đang hưởng chế độ hưu trớ, hưởng trợ cấp bảo hiểm xó hội hàng thỏng do suy giảm khả năng lao động
-người cú cụng với cỏch mạng theo quy định của phỏp luật
-cỏc đối tượng bảo hiểm xó hội được nhà nước cấp kinh phớ quý bảo hiểm xó hội
#bảo hiểm y tế tự nguyện được ỏp dụng đối với mọi đối tượngcú nhu cầu tham gia BHYT
#quĩ BHYT hiện được sử dụng theo quy định của Nghị định 58/1998/NĐ-CP như sau:
+8,5% chi quản lý sự nghiệp BHYT
+5% dành lập quĩ dự phũng, hỗ trợ cho cỏc địa phương khú khăn
+85,5% dành cho quĩ khỏm chữa bệnh, trong đú:
-50% chi khỏm chữa bệnh nội trỳ.
-45% chi khỏm chữa bệnh ngoại trỳ.
-5% chi chăm súc sức khoẻ ban đầu.
#những người tham gia BHYT được thanh toỏn toàn bộ chi phớ khỏm chữa bệnh tại cơ sở cú hợp đồng với BHYT nhưng phải tuõn theo cỏc quy định về chuyển tuyến kỹ thuật.
#BHYT đó trở thành nguồn đúng gúp một nguồn đỏng kể cho ngõn sỏch y tế. theo Nguyễn Quang Ân (2001), nguồn kinh phớ từ BHYT, từ chỗ chỉ đúng gúp 58 tỉ đồng bằng 4,7% cho tổng chi tiờu khỏm chữa bệnh năm 1993, đến năm 1997 đó đúng gúp 520 tỉ đồng bằng 22% cho tổng chi tiờu khỏm chữa bệnh
#BHYT, đặc biệt bảo hiểm xó hội về y tế là một cụng cụ hữu hiệu để đạt mục tiờu chớnh sỏch y tế về cụng bằng, hiệu quả và chất lượng
B.chớnh sỏch quốc gia về thuốc của Việt Nam.
Chớnh sỏch quốc gia về thuốc của Việt Nam (Nghị quyết 37/CP ngày 20/6/1996 của Chớnh phủ)
Chớnh sỏch quốc gia về thuốc của Việt Nam nhằm 2 mục tiờu:
#bảo đảm cung ứng thường xuyờn và đủ thuốc cú chất lượng đến người tiờu dụng
#bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, cú hiệu quả.
Nhưng mục tiờu cụ thể của Chớnh sỏch Quốc gia về thuốc của Việt Nam là:
-bảo đảm cung ứng đủ thuốc cú chất lượng với giỏ cả phự hợp. thực hiện sự cụng bằng trong cung ứng thuốc cho người bệnh. Ưu tiờn thuốc thiết yếu, chỳ trọng thuốc cổ truyền. tõn dụng cỏc nguồn lực để phỏt triển ngành cụng nghiệp dược phẩm Việt Nam, đỏp ứng phần lớn nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhõn dõn.
-phỏt triển và hoàn thiện mạng lưới cung ứng, chỳ trọng những vựng khú khăn: miền nỳi, vựng sõu, vựng xa.
-bảo đảm chất lượng thuốc trong sản xuất, tồn trữ, lưu thụng trờn cơ sở hệ thụng luật phỏp và quy chế.
-tổ chức lại ngành dược phự hợp với cơ chế mới.
-phỏt triển nhõn lực dược về số lượng, cơ cấu, trỡnh độ chuyờn mụ, đạo đức nghề nghiệp.
-nghiờn cứu khoa học, ỏp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và cụng nghệ tiờn tiến vào sản xuất, cung ứng và quản lý.
-hợp tỏc quốc tế, hợp tỏc liờn ngành, liờn doanh trong lĩnh vực dược.
+cỏc chớnh sỏch cụ thể bao gồm:
-thuốc thiết yếu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
-bảo đảm chất lượng thuốc.
-sản xuất cung ứng, xuất nhập khẩu thuốc.
-thuốc cổ truyền
-đào tạo nhõn lực dược
-Thụng tin về thuốc
-tăng cường cụng tỏc quản lý về thuốc
-nghiờn cứu khoa học, hợp tỏc trong và ngoài nước về dược
C.kế hoạch hoạt động quốc gia về dinh dưỡng
Chớnh phủ đó phờ duyệt kế hoạch hoạt động quốc gia về dinh dưỡng với những mục tiờu sau:
-thanh toỏn tỡnh trạng thiếu ăn, đưa mức bỡnh quõn đầu người từ 1932 Kcal hiện nay lờn trờn 2100 Kcal và giảm dần tỷ lệ cỏc gia đỡnh cú năng lực bỡnh quõn đầu người dưới 1800 Kcal. đối với trẻ em, giảm tỷ lệ duy dinh dưỡng thiếu protein năng lượng ở trẻ dưới 5 tuổi (theo chỉ số cõn/tuổi) từ 45% dưới 30%
-giảm tỡnh trạng thiếu vi chất dinh dưỡng; cơ bản thanh toỏn cỏc biểu hiện lõm sàng thiếu Vitamin A và cỏc hậu quả của nú, kể cả mự loà, cơ bản thanh toỏn cỏc rối loạn do thiếu Iod
Cỏc giải phỏp được xỏc định trong kế hoạch là: đảm bảo an ninh thức phẩm ở hộ gia đỡnh; thực hiện kế hoạch chăm súc sức khoẻ ban đầu của ngành y tế (phũng chống cỏc bệnh nhiễm khuẩn, nuụi con bằng sữa mẹ, chế độ thớch hợp và đời sống lành mạnh
D.Cỏc chương trỡnh y tế trọng điểm.
a.chương trỡnh củng cố y tế cơ sở
Y tế cơ sở là tuyến sỏt với người dõn nhất, bao gồm tuyến y tế huyện/quận và tuyến y tế xó/phường, kể cả mạng lưới y tế thụn, bản. nụng thụn chiếm gần 80% dõn số cả nước và người nghốo chiếm đại bộ phần của tổng số người nghốo trong cả nước
Bộ y tế nước ta đó hoạch định một hệ thống biện phỏp củng cố y tế cơ sở về cỏc trạm, về nhõn lực về đào tạo cỏn bộ, về định biờn cho y tế cơ sở, về cỏc giải phỏp cần thực hiện nhằm đưa cỏn bộ y tế về cơ sở cụng tỏc.
b.chương trỡnh chăm súc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em.
Tuy đó giảm tỷ lệ chết của bà mẹ và trẻ sơ sinh mhững vẫn cũn nhiều việc phải làm: đặc biệt là vấn đề sức khoẻ sinh sản. trong những nội dung của sức khoẻ sinh sản cú: sinh đẻ an toàn (cho cả bà mẹ và trẻ em); nạo hỳt thai an toàn, chống cỏc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản ...
Đúi với trẻ em, cần khống chế cỏc bệnh nhiễm khuẩn giảm tỷ lệ tử vong trẻ em xuống bằng 1/2 tỷ lệ hiện nay:
-chương trỡnh tiờm chủng 6 loại văcxin để miễn dịch đối với cỏc bệnh lao, bạch hầu, uốn vỏn, bại liệt, sởi.
-chương trỡnh phũng chống bệnh ỉa chảy ở trẻ em.
-chương trỡnh chống nhiễm khuẩn đường hụ hấp cho trẻ
-chương trỡnh chống suy dinh dưỡng trẻ em.
c.chương trỡnh mở rộng dịch vụ khỏm chữa bệnh
mở rộng dịch vụ khỏm chữa bệnh thụng qua cỏc hỡnh thức, cỏc loại hỡnh dịch vụ y tế: nhà nước, tập thể, tư nhõn
Một mặt, nhà nước đầu tư nõng cấp cỏc cơ sở khỏm chữa bệnh. mặt khỏc ỏp dụng chế độ bảo hiểm y tế cú thu một phần phi khỏm, chữa bệnh (Điều lệ BHYT, ban hành kốm theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 của Chớnh phủ) nhằm giảm hệ một phần cho ngõn sỏch nhà nước.
d.chương trỡnh phũng chống nhiễm khuẩn
Do điều kiện khớ hậu nước ta, cộng với cỏc điều kiện sống và lao động nờu cỏc bệnh nhiễm khuẩn là phổ biến, cỏc bệnh khuẩn ở trẻ em, cỏc bệnh đường tiờu hoỏ, sốt xuất huyết... gần đõy, ngành y tế cũn phải đối phú cả với loại bệnh do virus, bệnh AIDs
Mục tiờu là cố gắng khụng để xõy ra dịch, nếu cố gắng dập tắt nhanh chúng
d.chương trỡnh phũng chống sốt rột
nhà nước sản xuất thuốc chống sốt rột, thành lập cỏc đội, cỏc tổ chuyờn mụn để thực hiện nhiệm vụ phũng, chống sốt rột.
e.chương trỡnh vệ sinh mụi trường
tỡnh trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là đỏng lo ngại, việc sử dụng thuốc thỳ y và cỏc chất kớch thớch sinh trưởng trong chăn nuụi đang là vấn đề nội cộm
f. Đảm bảo cỏc điều kiện vật chất cho chăm súc sức khoẻ
nhà nước đó quan tõm đầu tư, nhưng nhiều bệnh viện ở trung ương và địa phương đó xuống cấp về cơ sở hạ tầng: hệ thống cấp, thoỏt nước,xử lý nước thải.. việc đầu tư cần được làm một cỏch cú trọng tõm, trọng điểm để nõng cao hiệu quả.

Câu7: theo đánh giá về ngành y tế, các nhà tài trợ cũng phải thừa nhận rằng " Mặc dù là nướcnghèo, nhưng tìhn trạng sức khoẻ chung của nhân dân Việt Nam tốt hơn rất nhiều so với mức có thể mong muốn của các nước có mức thu nhập bình quân đầu người thấp như Việt Nam” Hãy phân tích và nêu ví dụ.
Đây là 1 đánh giá hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực tế của ngành y tế Việt Nam hiện nay, chúng ta đều biết rằng Việt Nam là 1 quốc gia đang phát triển, vừa thoát khỏi tình trạng đói nghèo 1 thời gian không lâu, với thu nhập bình quân trên đầu người chỉ là hơn 400usd/người/năm. Thế mà ngành y tế của Việt Nam đã nỗ lực hết mình vì sức khoẻ của nhân dân, làm cho Việt Nam có chỉ số HĐI ( chỉ số người bản ) thuộc vào loại cao trên thế giớ. Ngành y tế Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được khá nhiều các thành tựu to lớn, đó là trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, mà chúng ta vãn xây dựng được hệ thống các cơ sở y tế, khám chứa bệnh từ trung ương đến địa phương với tất cả các chuyên khoa, ở tất cả các địa phương cấp xã đều có trạm y tế, và trong chiến lược phát triển y tế cộng đồng ngành y tế đang phấn đấu 100% các trạm này đều có bác sỹ. Hơn nữa thành tựu của ngành y tế Việt Nam còn thể hiện ở năng lực khám chữa bệnh của các cơ sở y tế cũng đã được nâng lên, đặc biệt là khả năng chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ, bản thân chúng ta đã tự chữa khỏi và kết hợp với các bác sỹ, chuyên gia nước ngoài tổ chức thnàh công ca ghép gan đầu tiên tại Việt Nam, các ca ghép thận. Năng lực quản lý của ngành y tế nước ta cũng được coi là 1 thành tựu, Bộ y tế đã làm đúng chức năng cảu mình, quản lý ngành có hiệu quả phối hợp với các ngành khác đảm bảo về mặt sức khoẻ cho nhân dân, như trong năm vừa qua ngnh y tế Việt Nam đã thành công trong việc khống chế được dịch bệnh viêm đường hô hấp Sấp ( Sars), là 1 thành tựu to lớn của nganh y tế Việt Nam được tổ chức y tế thế giới công nhận về năng lực của ngành y tế Việt Nam.
Với khả năng như thế của ngành y tế Việt Nam thì chúng ta đã đạt được rất nhiều thành công về sức khoẻ cộng đồng như tuổi thọ bình quân của người Việt Nam khá cao vào khoảng 65 tuổi, trong thời gian tới ngành y tế đang phấn đấu tăng tuổi thọ trong bình quân lên gần 70 tuổi, hơn nữa thể lực, vàchiếm cao của nhân dân Việt Nam cũng được cải thiện, tỷ lệ trẻ sơ sinh chết là rất thấp và đang được hạn chế tối đa. Việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em được cả cộng đồng quan tâm. Ngành y tế Việt Nam đã thực hiện hàng loạt các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nhân dân như chương trình DOTS là chương trình phòng chống bệnh lao, thanh toán bệnh mắt hột,bệnh sốt sốt huyến, chương trình tiêm chủng…Do Việt Nam còn là quốc gia đang phát triển nên nguồn đầu tư cho phát triển y tế còn hạn chế, khả năng xã hội hoá các hoạt động y tế còn kém nên hoạt động của ngành còn nhiều khó khăn, cộng vào đó là các tồn tại về y đức, cơ sở chuyên môn, cơ sở khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế, nhưng ngành y tế đã vượt qua mọi khó khăn để đưa y tế Việt Nam phát triển ngày càng mạnh, chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho cả cộng đồng nhân dân và được các nhà tại trợ đánh giá cao về khả năng của ngành y tế Việt Nam.

Câu10: Một thực tế ở dịch vụ khám chữa bệnh ở Việt Nam là sự quá tải ở các tuyến khám chữa bệnh cấp trên ( TW, tỉnh). Anh, chị hãy phân tích và tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
Tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương đang là 1 thách thức đối với riêng các bệnh viện và ngành y tế của Việt Nam, tình trạng quá tải có thể thấy rõ ở các bệnh viện, cơ sở y tế cấp trung ương như tại các bệnh viện Bạch Mai, Việt-Đức luôn luôn ở trong tình trạng quá tải, các bệnh viện này đã luôn bổ sung thêm số giường bệnh nhưng không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, tại các bệnh viện này vẫn còn tình trạng bệnh nhân phải chờ đợi có khi lâu ngày mới đước khám.
Để tìm được giải pháp cho tình trạng quá tải tại các bệnh viện này thì chúng ta phải tìm được nguyên nhân của tình trạng này là như thế nào. Theo chúng tôi có 1 vai nguyên nhân có thể giải thích cho tình trạng này như sau:
-Năng lực khám chữa bệnh của tuyển y tế cấp dưới còn nhiều hạn chế khiến họ không thể giải quyết tình trạng bệnh tật cho nhân dân, nên người dân họ tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh ở tuyển trên, mặc dù bệnh đó ở tuyển dưới hoàn toàn có thể chữa được, bên cạnh đó còn tâm lý của chính bản thân những người bệnh họ cũng không muốn khám chữa bệnh ở các tuyển dưới, họ đều cho rằng đằng nào thì cũng mất tiền khám chữa bệnh thì lên tuyển trên sẽ các bác sỹ giỏi, trang thiết bị hiện đại thì sẽ đảm bảo họ khỏi bệnh.
-Cùng với sự hạn chế về năng lực chuyên môn ở 1 số các cơ sở y tế tuyển dưới thì còn có hạn chế cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế yếu kém cũng làm cho tình trạng quá tải ở các tuyển trên cao, do sự yếu kém này sẽ làm hạn chế khả chuẩn đoán của các bác sỹ tuyển dưới, hoặc sự yếu kém này không tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc điều trị tại các cơ sở này.
-Hơn nữa hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, cùng với việc lạm dụng nhiều hoá chất trong cuộc sống hàng ngày, đã tạo nên hàng loạt các bệnh tật hiểm nghèo, khó chữa như ung thư, tim mạnh, thận… đây là các bệnh hiểm nghèo mà các tuyển y tế cấp dưới khó mà khám chữa được do vậy họ bắt buộc phải gửi lên tuyển trên do đó càng làm cho tình trạng quá tải tại các bệnh viện ngày càng cao.
-Việc quá tải này còn do việc phân luồng, phân cấp, phân tuyến của ngành y tế Việt Nam đôi khi còn bất hợp lý gây khó khăn cho nhân dân khi đi khám bệnh, do vậy họ cứ dồn về các cơ sở y tế ở trung ương để tham gia khám chữa bệnh.
-Mặt khác các cán bộ y tế, y bác sỹ ở các tuyến dưới còn chưa làm tròn trách nhiệm của mình, họ còn có tâm lý là các bệnh khó thì cứ gửi lên cho tuyển trên cho mình đỡ phần trách nhiệm. Như vậy do các nguyên nhân trên mà làm cho các cơ sở y tế tuyển trên quá tải. Để giải quyết tình trạng quá tải này thì ngành y tế phải áp dụng 1 số các biện pháp cơ bản như sau:
-Nâng cao năng lực, khả năng khám chữa bệnh, cơ sở vật chất trang thiết bị y tế cho các tuyến y tế phía dưới để họ có đủ năng lực khám chữa bệnh cho người dân đia phương, mặt khác phải đào tạo đội ngũ y tế bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, y đức, để họ có thể đảm nhiệm việc khám chữa bệnh cho đia phương.
-Nhà nước và ngành y tế nên có các quy định chặt chẽ về việc chuyển tuyến của bệnh nhân từ cấp dưới lên cấp trên, chỉ cho chuyển tuyến các trường hợpthực sự cần thiết, tránh việc chuyển tuyến ồ ạt gây quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
-Tăng cường đầu tư mở rộng các bệnh viện từ trung ương đến địa phương để mở rộng khả năng khám chữa bệnh các cơ sở y tế này. Ưu tiên đầu tư cho việc phòng bệnh các chương trình chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân
tránh việc điều trị bệnh của người dân.

Câu3: Anh, chị hiểu gì về nội dung đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ y tế. Nhà nước nên có biện pháp, chính sách gì để khuyến khích tính hiệu quả trong vấn đề này?
*Nội dung đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ y tế chính là hoạt động xã hội hoá các hoạt động y tế, đây là việc vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân của toàn xã hội và phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Nhằm từng bước nâng cao năng lực của ngành y tế
phát triển thể chất của toàn dân.
-Cùng với việc củng cố các tổ chức công lập, các cơ sở khám chữa bệnh thuộc về nhà nước, thì nhà nước còn khuyến khích các tổ chức cá nhân huy động các nguồn lực trong nhân dân và trong các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động khám chữa bệnh và cung ứng các dịch vụ y tế, thuốc chữa bệnh.
-Nhà nước cần đẩy mạnh việc xã hội hoá các hoạt động y tế để chia sẻ 1 phần trách nhiệm này cho nhân dân. Vì thực tế Nhà nước ta không kham hết được các công việc khám, chữa bệnh, sản xuất tuốc, và điều này đã gây nên tình trạng quá tải tại các bệnh viện, dịch vụ y tế thì còn nhiều bất cập, trang thiết bị y tế lạc hậu, việc quản lý cung ứng thuốc chữa bệnh hiệu quả làm cho thời kỳ vừa qua đẩy giá thuốc lên rất cao gây khó khăn cho công việc khám chữa bệnh. Vì thế Nhà nước cần đẩy mạnh và cho phép các cá nhân tổ chức tham gia sâu rộng vào việc cung ứng các dịch vụ khám chữa bệnh và dịch vụ y tế.
-Đa dạng hoá nội dung này là ngoài các cơ sở công lập thì Nhà nước cho phép phát triển các cơ sở tư nhân, bán công, liên doanh để nâng cao, mở rộng các hình thức khám chữa bệnh bằng
các phương thuốc cổ truyền của dân tộc ta, phát triển các vườn thuốc Nam vừa mang lại hiệu quả cao, khai thác được tài nguyên của nước nhà lại là dịch vụ khám chữa bệnh khá rẻ phù hợp với túi tiền của người dân.
-Việc đa dạng hoá các dịch vụ y tế không có nghĩa là Nhà nước thả lỏng quản lý cho nó phát triển tự do, mà Nhà nước định hướng cho phát triển theo khuôn khổ
bằng cách quản lý thông qua pháp luật, tài chính, cơ sở vật chất, đất đai, cấp và thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở này, Nhà nước tiến hành thanh tra, kiểm tra liên tục các hoạt động y tế kể cả cơ sở Nhà nước và cơ sở tư nhân để đảm bảo chắc chắn ngành y tế vẫn hoạt động có hiệu quả và trong khuôn khổ pháp luật.
*Để khuyến khích tính hiệu quả trong công tác xã hội hoá về y tế thì Nhà nước cần có 1 số giải pháp như sau:
-Nhà nước đề ra 1 số chính sách khuyến khích việc cung ứng các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh như về cơ sở vật chất, đất đai, ưu tiên các khoản phí và lệ phí đặc biệt là thuế, và thuế xuất, và các chính sách tài chính khác.
-Nhà nước phải đảm bảo việc cung ứng và quản lý việc cung ứng thuốc chữa bệnh, như sản xuất thuốc trong nước, nhập ngoại hay liên doanh sản xuất thuốc tại Việt Nam để có thể bình ổn giá thuốc.
-Quản lý chặt chẽ việc khám chữa bệnh,
kê đơn, giá thuốc để bảo vệ quyền lợi của người tham gia khám chữa bệnh.
-Hỗ trợ về mặt vật chất và chuyên môn cho các cơ sở ngoài công lập tham gia vào lĩnh vực khám chữa bệnh và cung cấp các dịch vụ y tế.
-Quản lý chặt chẽ các hoạt động này để đảm bảo chất lượng dịch vụ, y tế.

Câu11: Tại sao 1 trong mục tiêu quan trọng của ngành y tế là đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế, phân tích và nêu giải pháp đạt mục tiêu đó.
Công bằng trong việc tiếp cận sử dụng các sịch vụ y tế của nước ta là mục tiêu rất quan trọng của ngành y tế, để đạt được mục tiêu nay, trước hết chúng ta phải hiểu về vấn đề công bằng trong y tế là thế nào, công bằng ở đây được hiểu theo nghĩa là sự đối xử, sự đáp ứng theo nhu cầu của mỗi người hay mỗi nhóm người, công bằng ở đây thể hiện tính nhân đạo chủ nghĩa. Nhưng công bằng không có nghĩa là cào bằng, chủ nghĩa bình quân vì vậy trong hoàn cảnh hiện nay nước ta muốn thực hiện công bằng trong y tế thì phải nỗ lực hết mình, xác định hài hoà giữa cá nhân và cộng đồng vừa phát huy vai trò của cộng đồng, phát huy vai trò của quản lý nhà nước. Ngành y tế đặt ra mục tiêu đảm bảo sự công băng còn là vì trên thực tế hiện nay vấn đề bất công bằng trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế đang là 1 thách thức đặt ra cho ngành y tế, vấn đề bất công bằng thể hiện trên nhiều điểm, từ khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khẳng định sự bất bình đẳng gia tăng giữa hộ giầu và hộ nghèo. Nhưng người sử dụng dịch vụ ở bệnh viện công thuộc nhóm 20% người thu nhập cao nhất trong khi những người sử dụng các trạm y tế xã lại thuộc nhóm nghèo nhất, năm 1998 có 61% người sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện công thì có tới 40% là người có thu nhập cao, chỉ 8% là người nghèo. Trong khi đó ngân sách phân bố cho hoạt động y tế lại tập trung vào bệnh viện tuyến trung ương, chiếm 75% ngân sách chi thường xuyên cho y tế còn các trạm y tế chỉ có được 12%. Xu hướng hiện nay các bệnh viện vẫn tiếp tục thu hút những bệnh nhân khá giả hơn là bệnh nhân nghèo, vì vậy khi ngân sách Nhà nước cho y tế còn bao cấp nhiều đối với các bệnh viện thì chi tiêu cho y tế công cộng còn mang lại nhiều lợi ích cho nhóm người này và tiếp tục tạo nên sự bất công bằng trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế.
Để giải quyết các bất công bằng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và thực hiện mục tiêu của ngành y tế, thì tôi xin đề ra 1 vài giải pháp để đảm bảo mục tiêu công bằng trong y tế đó là:
-Xây dựng
kiện toàn bộ máy, mạng lưới khám chữa bệnh tại các cơ sở đặc biệt là các trạm y tế, chuyển hướng điều trị từ dịch vụ bệnh viện giá cao sang các dịch vụ tại trạm y tế xã và phòng khám bệnh.
+Xây dựng, kiện toàn mạng lưới các cơ sở chữa bệnh, đặc biệt là các trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, chú trọng đầu tư nguồn lực cho các trạm y tế, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế cấp trạm.
-Ưu tiên cho phòng bệnh hơn chữa bệnh vì với cơ chế khám chữa bệnh như hiện nay thì chi phí khám chữa bệnh tới
80% tổng chi phí cho y tế, mà tập trung chủ yếu vào thuốc chữa bệnh, và kết quả là 3/4 người nghèo phải tự chữa chạy dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc bất hợp lý kháng thuốc.
-Cải thiện khả năng chi trả dịch vụ y tế cho người nghèo, xây dựng chiến lược quốc gia về giúp đỡ người nghèo khám chữa bệnh.
-Mở rộng khuyến khích các chương trình bảo hiểm y tế, tuyên truyền người dân tham gia bảo hiểm y tế, xây dựng các chế độ y tế
năng độngđa dạng mềm dẻo pjù hợp với điều kiện của nhiều người dân.
+Tạo ra các chính sách hỗ trợ, tài trợ cho các đối tượng không có khả năng chi trả tiền viện phí.
+Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở
diện bảo hiểm y tế để tạo lòng tin.
-Nâng cao hiệu quả chi tiêu công cho y tế,
hiệu quả quản lý Nhà nước về y tế, cải thiện đầu tư, jiện toàn hệ thống pháp luật về y tế tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động này.

Câu2: Các mục tiêu phát triển y tế đến năm 2010, các biện pháp và chính sách chủ yếu.
*Mục tiêu tổng quát: phấn đấu để mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện từng bước để tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng.
-Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần.
-Giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ trung bình và phát triển giống nòi.
*mục tiêu cụ thể:
-Mục tiêu 1:về các chỉ tiêu sức khoẻ: đó là tuổi thọ trung bình là 71 tuổi.
+Tỷ xuất chết ở trẻ sơ sinh giảm xuống còn 25/1000.
+Tỷ xuất chết trẻ em dưới 5 tuổi là 32/1000.
+Tỷ xuất chết mẹ giảm xuống còn 70/100.000 trẻ.
+Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 20%.
+Chiều cao trung bình của thanh niên đạt từ 1,60cm trở lên.
+Phấn đấu có 4,5 bác sỹ và 1 dược sỹ đại học trên 10.000 dân.
-Mục tiêu 2: giảm tỷ lệ tử vong và mắc các bệnh có nguy cơ tử vong cao như ung thư, tim mạnh, tiểu đường.
+Giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh tuyền nhiễm như HIV/ADS,
sốt xuất huyết, tiêu chẩy…
-Mục tiêu 3: Nâng cao 1 cách có hiệu quả tính công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, đặc biệt là dịch vụ khám chữa bệnh.
+Nâng cao khả năng, chất lượng khám chữa bệnh ở tất cả các tuyến y tế từ trung ương đến địa phương, trong các lĩnh vực phòng bệnh,
phục khồi chức năng, nâng cao sức khoẻ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để ngành y tế nước ta theo kịp với trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới.
*Biện pháp:
-Kiện toàn tổ chức và phát triển mạng lưới chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, tăng cường hệ thống y tế địa phương theo hướng địa phương quản lý các hoạt động y tế trên địa bàn ngành y tế chủ đạo chuyên môn kỹ thuật.
-Phát triển y tế cơ sở đảm bảo 100% số xã có trạm y tế được xây dựng và trang bị đầy đủ dụng cụ y tế thông thường.
-Tăng cường hệ thống y tế dự phòng về tổ chức, đào tạo và đầu tư nâng cấp các cơ sở chuyên môn, khôi phục phát triển các phong trào bảo vệ môi trường, vệ sinh phòng dịch.
-Sắp xếp lại hệ thống khám chữa bệnh để tăng hiệu quả đầu tư 2 trung tâm y tế lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
-Đào tạo bố trí nhân lực, phát triển khoa học công nghệ.
+Quy hoạch đào tạo cán bộ y tế, cải tiến chương trình giảng dậy phù hợp với yêu cầu thực tế.
+Cơ cầu hoá về số lượng bác sỹ, y sỹ, các cán bộ y tế.
+Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, tăng cường ứng dụng công nghệ mới.
-Tăng cường đầu tư và quản lý tốt các nguồn lực, thực hiện tốt việc thu viện phí, phát triển bảo hiểm y tế để tăng nguồn tài chính.
-Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kêu gọi viện trợ,
từ thiện.
-Xã hội hoá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, để kêu gọi sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác y tế.
*Các chính sách:
-Bảo hiểm y tế là xu thế tất yếu của việc nâng cao chất lượng phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ, đây là chính sách lớn mang tính cộng đồng, nó đóng góp rất nhiều tài chính cho ngân sách hoạt động của y tế.
-Chính sách quốc gia về thuốc để đảm bảo cung ứng thường xuyên và đủ số thuốc có chất lượng đến người tiêu dùng và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn hiệu quả.
-Kế hoạch hoạt động quốc gia về dinh dưỡng nhằm thanh toán việc thiếu ăn, tình trạng suy dinh dưỡng, giảm thiếu nhữnh chất dinh dưỡng bằng các chương trình đảm bảo an ninh lương thực, nuôi con bằng sữa mẹ, giáo dục dinh dưỡng...
-Các chương trình y tế trọng điểm như củng cố y tế cơ sở, chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, mở rộng các dịch vụ khám chữa bệnh, phòng chống nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường, phòng chống sốt

__________________

Câu 6. Nhà nước cần những giải pháp gì để nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế. theo anh (chị) giải pháp nào là quan trọng nhất tại sao?
#Các giải pháp để nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế
-khuyến khích tạo điều kiện một chế độ bảo hiểm toàn dân bẳng cách thể chế hoá, cùng với các chính sách hỗ trợ tài trợ cho nnững đối tượng không có khả năng tham gia bảo hiểm y tế ngư những người nghèo.
-tuyên truyền giáo dục người dân trách nhiệm và quyền lợi của việc tham gia bảo hiểm y tế
-xây dựng một chế độ bảo hiểm y tế đa dạng, năng động, mềm dẻo phù hợp với điều kiện hoàn cảnh người dân. đặc biệt chú trọng đến nông dân và những người lao động ngoài quốc danh.
Những khu vực dịch vụ y tế ngoài nhà nước cũng được tham gia bảo hiểm y tế như khu vực nhà nước.
-Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của dịch vụ bảo hiểm y tế gây lòng tin với khách hàng tham gia bảo hiểm y tế. nhà nước cần có quy định cụ thể hơn giá trị thể baoe hiểm y tế tại các cơ sở y tế
-Đơn giản hoá thủ tục khi tham gia chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế.
#Giải pháp nào là quan trọng nhất tuỳ theo cách lý giải của mỗi người, ví dụ chọn giải pháp một
-bảo hiểm y tế có cơ hội đến với mọi người được biết là các đối tượng khó khăn.
-ý nghĩa trách nhiệm đối với tham gia bảo hiểm y tế của mỗi người dân cộng đồng
-quỹ bảo hiểm có điều kiện được mở rộng nhờ chế độ bảo hiểm toàn dân. từ đó khả năng chi trả đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế tốt hơn
-sự đồng bộ của các chính sách xã hội...

Câu 7. trong đánh giá về ngành y tế các nhà tài trợ phải công nhận rằng "mặc dù là một nước nghèo nhưng tình trạng sức khoẻ của người dân Việt Nam tốt hơn rất nhiều so với nước có thể mông muốn ở mức thu nhập bình quân đầu người thấp như Việt Nam". Phân tích và nêu ví dụ:
Trong các chủ trương, cính sách, quan điểm Đảng và nhà nước ta đã nhấn mạnh sức khoẻ là vấn đề duy nhất của mỗi người và của xã hộivà do đó chính sách y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân có vị trí hàng đầu trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội của đất nước. Từ nhận thức đúng đắn này Đảng và Nhà nước đã luôn luôn quan tâm đặc biệt đến sự phát triển sự nghiệp y tế và tăng cường đầu tư các nguồn lực cho sự nghiệp y tế. và trên thực tế sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Và trong đánh giá về ngành y tế các nhà tài trợ đã phải công nhận rằng : "Mặc dù là một nước nghèo nhưng tình trạng sức khoẻ của người dân Việt Nam tốt hơn rất nhiều so với nước có thể mông muốn ở mức thu nhập bình quân đầu người thấp như Việt Nam"
Đây là một nhận định rất xác đáng về thành tựu của y tế Việt Nam trong những năm qua. Xét về GDP bình quân theo đầu người của Việt Nam thì chúng ta vẫn ở mức của các nước nghèo nhất trên thế giới. Theo số liệu báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp quốc GDP theo đầu người đứng thứ 110 trên thế giới ở khu vực Đông Nam Á GDP theo đầu người của Việt Nam chỉ nhỉnh hơn một chút so với Campuchia. Tuy nhiên với mức GDP như vậy nhưng chỉ số sức khoẻ của Việt Nam lại tương đương với những nước có thu nhập trung bình.
Sức khoẻ hiểu một cách khái quát là sự phát triển hài hoà về mặt vật chất và tinh thần của con người. Đó là sức khoẻ cơ thể và sức khoẻ tinh thần. Sức khoẻ cơ thể là sự cường tráng, là năng lực lao động chân tay. Sức khoẻ tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ biến tư duy thành hoạt động tực tiễn. Tổ chức y tế thế giới đã nêu ra định nghĩa "sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật". Sức khoẻ con người được phản ánh bằng một hệ thống chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ, các chỉ tiêu về bệnh tật và các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ.
Với cách quan niệm như vậy, khi nói tình trạng sức khoẻ tốt hơn mong muốn có thể có được ở mức thu nhập thấp như Việt Nam đã hàm ý đánh giá tổng quát trên hai phương diện: chỉ số sức khoẻ và các điều kiện chăm sóc sức khoẻ.
Chỉ số sức khoẻ bao gồm: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ. Năm 1990 tuổi thọ bình quân của người Việt Nam cao bằng những nước có thu nhập GDP bình quân cao hơn từ 5-10 lần và cao hơn 10 năm so với các nước có thu nhập GDP bình quân tương đương. Theo WB 1998 GDP bình quân của Việt Nam là 170 USD chỉ bằng 1/5 thu nhập của Philipin nhưng tuổi thọ bình quân của Việt Nam lại cao hơn của Philipin (Việt Nam: 67 và Philipin là 64). Cùng có mức thu nhập 170 USD nhưng Nêpan tuổi thọ bình quân mới chỉ là 56 tuổi kém xa 10 tuổi so với tuổi thọ bình quân của người Việt Nam.
Sức khoẻ của con người ngoài nền tảng thể chất và có thì trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người sức khoẻ cần được chăm sóc bảo vệ. chính vì vậy tình trạng sức khoẻ tốt hay xấu được thể hiện qua các điều kiện bảo vệ chăm sóc sức khoẻ. Điều này xuất phát từ một luận cứ: một nền y tế thiếu cơ sở vật chất, nghèo nàn về cơ sở vật chất không thể đem đến cho người dân một sức khoẻ tốt, một thể trạng tốt. Ở mức thu nhập như Việt Nam số bác sĩ trên 1000 dân, số giường bệnh trên 1000 dân quả là 1 thành tựu. Hà Quốc với mức thu nhập GDP cao gấp gần 40 lần Việt Nam nhưng số BS trên 1000 dân còn thấp hơn cả Việt Nam. Tương tự Thái Lan có GDP theo đầu người cao hơn Việt Nam 10 lần nhưng số BS trên 1000 dân lại chỉ bằng 1/7 so với Việt Nam.

Câu8: Các yếu tố quyết định đối với việc sử dụng dịch vụ y tế. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của Việt Nam hiện nay, giải pháp nâng cao việc sử dụng dịch vụ y tế.
Sử dụng dịch vụ y tế thực chất là sử dụng các dịch vụ bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của người dân. Đây là 1 nhu cầu thường xuyên, tự nhiên và chính đáng của con người. Sử dụng dịch vụ y tế có thể hiểu là việc tiêu dùng 1 hàng hoá và dịch vụ đặc biệt và sự sử dụng này phụ thuộc vào 1 số yếu tố nhất định nhưnh yếu tố này thuộc cả về người cung cấp các dịch vụ và người sử dụng các dịch vụ y tế.
Người dân sẽ sử dụng dịch vụ y tế như thế nào. Câu trả lời đó người dân sử dụng dịch vụ y tế theo nhận thức và khả năng của mình. Nhận thức ở đây chính là nhận thức về sự cần thiết, phải thường xuyên quan tâm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Từ nhận thức đúng và đầy đủ đưa đến các hành vi tích cực trong sử dụng các dịch vụ y tế. Nhưng nhận thức đúng đầy đủ phải gắn với khả năng tài chính thực tế. Khả năng tài chính là yếu tố quyết định người ta có sử dụng dịch vụ y tế hay không, sử dụng loại dịch vụ y tế nào. tần suất như thế nào. Thực tế ở nước các đối tượng thu nhập thấp luẩn quẩn trong cả hai vấn đề này nhận thức không đầy đủ và khả năng thực tế cũng không đầy đủ.
Một yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sử dụng dịch vụ y tế có thể đặt ra ở đây là vấn đề giá cả dịch vụ y tế.
Giá cả dịch vụ y tế có phù hợp với thu nhập của người dân thì người dân mới có khả năng, mới có cơ hội được tiếp cận với dịch vụ y tế. Vì vậy khi đặt vấn đề giá cả dịch vụ y tế không phải là giá cao, giá thấp mà phải là giá hợp lý.
Với những thành tựu trong phát triển kinh tế trong những năm qua bên cạnh vấn đề giá cả dịch vụ y tế thì chất lượng dịch vụ y tế cũng là 1 nhân tố quyết định đến việc sử dụng dịch vụ y tế. Chất lượng dịch vụ y tế là 1 tiêu chí rất quan trọng song cũng rất phức tạp khi lượng hoá các nhà nghiên cứu cho rằng nói chất lượng dịch vụ y tế ở đây là nói vấn đề chất lượng ấy có tương xứng với giá cả của dịch vụ y tế hay không. Nhưng có lẽ cần phải tiếp cận vấn đề này trên các phương diện:
-Yêu cầu của người dân.
-Sự tin tưởng hay lòng tin của người dân.
-Sự thuận tiện trong tiếp cận.
*Các giải pháp thúc đẩy:
-Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về kiến thức y tế, sự cần thiết phải quan tâm đầu tư cho chăm sóc bảo vệ sức khoẻ.
-Xây dựng các khung giá về dịch vụ y tế hợp lý. Đây là 1 vấn đề không phải đơn giản song cần thiết phải làm.
-Nâng cao chất lượng của các việc cung cấp dịch vụ y tế.
-Phân luồng, phân tuyến hợp lý.

1 nhận xét: